2.2.3.2. Infographic về kháng chiến chống Tống thời Lý
2.2.3.3. Infographic về sơng Bạch Đằng
Hình 2.3. Infographic về sơng Bạch Đằng
các thế kỉ X – XV
2.2.3.5. Infographic về Lê Thánh Tông
Các infographic trên được thiết kế nhằm hệ thống hóa một số nội dung lịch sử quan trọng trong chương trình lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – XV) nhằm hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình tiếp cận với phần nội dung kiến thức này.
2.3. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV)
Để trở thành một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng infographic cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu bài học.
Xác định chính xác mục tiêu bài học là bước đầu tiên khi tiến hành một bài học. Bởi lẽ mục tiêu bài học là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên. Mục tiêu cần phải được xác định cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau tiết học, đặc biệt chỉ rõ các mức độ, yêu cầu sao cho có thể đo đạc được, quan sát được, đánh giá được hoặc lượng hoá được.
Tất nhiên, không phải bài học nào cũng phù hợp sử dụng infographic. Do đặc trưng của infographic là tính hình ảnh và khả năng khái quát cao, infographic sẽ phù hợp với những bài học có nội dung khái quát như bài tổng kết, cần chỉ ra những mối liên hệ, logic giữa các sự kiện, hiện tượng… hoặc dạy học theo các chủ đề.
Thứ hai, đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh.
Như đã trình bày trong phần phân loại infographic, có nhiều loại infographic khác nhau, thể hiện các mức độ từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình thiết kế. Mỗi loại cấu trúc infographic sẽ đòi hỏi các thao tác khác nhau của tư duy lịch sử trong quá trình học tập. Với học sinh các lớp khơng chun, có thể chỉ cần sử dụng các infographic dạng đơn giản như liệt kê, cung cấp sự kiện… Với học sinh các lớp chuyên, do yêu cầu cao hơn về kiến thức, kĩ năng (đặc biệt là kĩ năng tự tìm tịi, khám phá, tổng hợp kiến thức) nên các dạng infographic khó như tổng hợp, so sánh.
Thứ ba, đảm bảo độ tin cậy và tính linh hoạt.
Việc sử dụng infographic để thay đổi hứng thú học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học cần đảm bảo về nguồn thông tin được sử dụng để có tính chính xác, khoa học của infographic. Bởi lẽ đây sẽ là một nguồn tư liệu hỗ trợ học
sinh trong quá trình học tập. Việc sử dụng infographic như thế nào và vào thời điểm nào cũng tùy thuộc vào khả năng, ý đồ sư phạm của giáo viên và đối tượng học sinh. Đây sẽ là nhân tố tạo nên sự linh hoạt, hấp dẫn của mỗi giờ học. Giáo viên sẽ không bị lặp lại chính mình trong những tiết học giống nhau ở các lớp.
Ngoài ra, khi đưa infographic vào dạy học lịch sử cần đảm bảo nguyên tắc hài hòa với các loại kênh hình khác như: tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thống kê,… Dù cho infographic có thế mạnh trong việc hấp dẫn, cuốn hút học sinh, tổng hợp kiến thức nhưng cũng chỉ nên coi đây là một trong những cách thức tiến hành bài học, cần kết hợp linh hoạt với các biện pháp sư phạm khác để giờ học đạt hiệu quả tối ưu.
2.4. Các biện pháp sử dụng infographic trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trƣờng trung học phổ thông Chuyên Hƣng Yên X - XV) ở trƣờng trung học phổ thông Chuyên Hƣng Yên
2.4.1. Sử dụng infographic khi tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh
Jere Brophy (1988) đã miêu tả động cơ học tập của học sinh như là “xu
hướng của học sinh tìm kiếm những hoạt động học thuật có ý nghĩa và có giá trị và cố gắng nhận được những lợi ích học thuật có định hướng từ những hoạt động đó. Động cơ học tập có thể được hiểu như là một dấu hiệu chung và một tình huống – một trạng thái cụ thể…. Động cơ học tập thực sự phải thể hiện trong các công việc cụ thể” [21, tr. 129].
Hoạt động học tập với tư cách là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, là một quá trình căng thẳng, địi hỏi phải nỗ lực thường xun. Vì vậy, hứng thú nhận thức làm nâng cao tính tích cực của học sinh và tăng hiệu quả của quá trình nhận thức. “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với
đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân” [21, tr. 163].
Từ những nội dung trên, có thể thấy, các giáo viên cần khơi dậy được động cơ và hứng thú học tập cho học sinh với mỗi tiết học, định hướng cho quá trình học tập hiệu quả của học sinh.
Để duy trì động cơ học tập, giáo viên cần tập trung vào những mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, làm cho học sinh tham gia nhiều hơn vào cơng việc của lớp học, nói cách khác là tạo ra một trạng thái động cơ học tập tích cực.
Thứ hai, xây dựng mục tiêu bài học để xác định rõ đích đến cần đạt được, từ đó phát triển trong học sinh những yếu tố thúc đẩy học tập, đồng thời có căn cứ để xác định mức độ hồn thành mục tiêu của học sinh trong q trình học tập.
Thứ ba, để học sinh tham gia tích cực vào q trình nhận thức – suy nghĩ sâu sắc về những gì các em nghiên cứu và lĩnh hội trong các giờ học.
Để làm tốt việc khơi dậy hứng thú của học trò, giáo viên cần thay đổi các cách khởi động sao cho mới lạ, thu hút sự chú ý của học sinh với các từ khóa liên quan đến nội dung bài học, sau đó dẫn dắt học sinh vào bài mới để giờ học trở nên hứng khởi, hấp dẫn ngay từ khi bắt đầu bài học.
Cách thức thông thường để khởi động chính sử dụng dạy học nêu vấn đề. Được xem là biện pháp có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh, khởi động có sử sụng infographic theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề gồm các bước:
Bước 1: Trình bày nêu vấn đề.
Bước 2: Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề. Bước 3: Đưa ra bài tập nhận thức
Trong đó, phần trình bày nêu vấn đề có vai trị rất quan trọng vì nó khơi gợi và quyết định hoạt động tư duy của học sinh khi các em phải sử dụng vốn kiến thức cũ để giải quyết một điều mới, điều chưa biết. Sự trở ngại trong tư duy đó sẽ kích thích các em hứng thú với việc đi tìm câu trả lời trong nội dung bài học.
Ví dụ: Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong phần khởi động khi dạy học bài
20 – Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV, trước khi giới
thiệu bài học, để học sinh thấy được tính kế thừa của văn hóa Đại Việt, giáo viên có thể gợi nhắc học sinh nhớ về nền văn minh đầu tiên của dân tộc thơng qua một trị chơi với infographic.
Bước 1: Giáo viên đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới dạng phiếu học tập, sau đó, yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, điền từ khóa chính cho mỗi phần được để dấu (…), hoàn thiện sản phẩm. Cặp học sinh nào hoàn thiện nhanh và đúng nhất sẽ giành phần thắng.
Bước 2: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình trước lớp, học sinh các nhóm khác bổ sung hoặc nhận xét.
Bước 3: Sau phần chơi, giáo viên có cơ sở để kết nối kiến thức cũ với kiến thức mới và bắt đầu bài học: Nền văn minh sông Hồng là nền văn minh đầu tiên, có vai trị đặt nền tảng cho sự tiến bộ của nền văn minh tiếp sau. Vậy đó là nền văn minh nào? Những đặc trưng nào sẽ được kế thừa và phát triển để trở thành nét đặc trưng của dân tộc Việt trong các giai đoạn sau?
Bước 4: Giáo viên ghi nhận các câu trả lời của học sinh, sau đó tiến hành bài học, định hướng học sinh sử dụng kiến thức bài học để kiểm chứng các câu trả lời.
Như vậy, việc sử dụng infographic dưới dạng một phiếu học tập, có gợi ý bằng các hình ảnh và các từ khóa quan trọng như trên giúp học sinh dễ dàng hình dung những thành tố của nền văn minh đầu tiên. Từ những nhận thức đã được củng cố đó, giáo viên có thể dễ dàng dẫn dắt các em đi theo mạch tư duy là sự kế thừa và phát triển của văn hóa dân tộc trong thời đại độc lập, tự chủ. Hơn nữa, việc thiết kế hoạt động khởi động dưới dạng một trị chơi, có cạnh tranh về thời gian và kết quả sẽ kích thích tinh thần làm việc và tạo động lực cho các em. Từ đó học sinh hào hứng tìm hiểu bài mới để khám phá những điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt.
Ngoài cách khởi động bằng cách dạy học nêu vấn đề có sử dụng infographic như trên, giáo viên cũng có thể sử dụng những dạng trò chơi khác: thiết kế một infographic có lỗi sai (không phù hợp giữa thời gian, nội dung sự kiện với địa điểm,…), yêu cầu học sinh nhận diện những lỗi sai và giải thích. Hoặc: sử dụng một hệ thống hình ảnh và từ khóa, u cầu học sinh làm việc theo cặp, tìm ra cặp hình ảnh – tử khóa nội dung tương ứng và giải thích,… Mặc dù có thể linh hoạt sử dụng các cách khác nhau nhưng điều quan trọng nhất trong hoạt động khởi động với infographic chính là sự hứng khởi của học sinh để lôi cuốn được tối đa các em vào kiến thức của bài học mới.
2.4.2. Sử dụng infographic khi tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
“Nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ yếu của quá trình dạy học ở trường phổ thơng. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để hiểu rõ lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới trong một giai đoạn nhất định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: đấu tranh giai cấp, hoạt động kinh tế, đời sống chính trị, văn hóa… Nó được xây dựng trên cơ sở kết hợp việc trình bày của giáo viên với hỏi và trả lời giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh với nhau và những hoạt động độc lập của học sinh khi tiếp nhận các nguồn kiến thức”
[27, tr. 91 – 92].
Tổ chức cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới trong các giờ học lịch sử là nội dung trọng tâm mà giáo dục lịch sử hướng đến trong chương trình phổ
thơng, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục về kiến thức. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vị giác, 2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thị giác. Sử dụng infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác học sinh trong học tập. Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung và hứng thú hơn với nội dung bài học.
Để sử dụng infographic có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới có thể tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Trình chiếu/ cung cấp infographic cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu nội dung.
Bước 2: Giáo viên phát vấn: infographic đó cho em biết những thơng tin gì? Học sinh bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời (Giáo viên có thể khuyến khích thưởng điểm cho học sinh trả lời nhanh nhất, đúng nhất hoặc giải thích tốt nhất mối liên hệ giữa các thơng tin được thể hiện trong infographic).
Bước 3: Giáo viên nhận xét các câu trả lời, củng cố nội dung kiến thức. Như vậy, quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học được tiến hành chủ yếu dựa trên phần làm việc của học sinh với infographic, giáo viên chỉ là người định hướng về mặt nội dung. Học sinh sẽ đi từ hứng thú quan sát hình ảnh trực quan, ghi nhận thơng tin nhanh gọn đến tư duy lịch sử, bày tỏ quan điểm cá nhân qua việc trả lời các câu hỏi định hướng của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy học về nội dung cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077), thay vì hướng dẫn học sinh nghiên cứu tiến trình của một cuộc kháng chiến theo logic: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm một cách thông thường, giáo viên có thể sử dụng một infographic dạng tổng hợp để hướng dẫn học sinh khái quát những nét chính nhất về cuộc kháng chiến này như sau:
Giáo viên có thể định hướng học sinh ghi nhớ những nét cơ bản về cuộc kháng chiến này với hệ thống câu hỏi:
- Ai là người tiến hành cuộc chiến? Thời gian diễn cuộc chiến như thế nào? Kết quả?
- Những nghệ thuật quân sự tiêu biểu được sử dụng trong cuộc kháng chiến này là gì? Theo em, nghệ thuật nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
- Điểm độc đáo nhất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai là gì? (So với cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất và các cuộc kháng chiến khác?)
- Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến.
Nhìn vào infographic trên, học sinh khơng bị nhàm chán khi phải nghiên cứu một cuộc kháng chiến theo mô-tip cũ kĩ thông thường, đồng thời ấn tượng và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn qua hệ thống hình ảnh trực quan, sinh động và những cụm từ khóa ngắn gọn. Học sinh sẽ dễ dàng lượng hóa được những điểm quan trọng cần lưu ý về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 – 1077) và trả lời được các câu hỏi đơn giản về thời gian, người chỉ huy (của 2 bên), diễn biến chính, nghệ thuật quân sự đặc sắc,… Tuy nhiên với những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đánh giá, so sánh, giải thích hay bày tỏ quan điểm cá nhân, học sinh sẽ cần nghiên cứu kĩ hơn về nội dung kiến thức, cũng như thực hiện các thao tác tư duy phức tạp hơn để đánh giá được một cách tổng quát về cuộc kháng chiến này.
2.4.2.1. Sử dụng infographic khi tạo biểu tượng cho học sinh
“Biểu tượng lịch sử và hình ảnh về nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý, được
phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất điển hình nhất” [26, tr.
149]. Như vậy, nội dung sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên những hình ảnh về quá khứ những hoạt động của các giác quan. Biểu tượng càng rõ nét thì học sinh càng có khả năng lĩnh hội kiến thức càng cụ thể, chính xác. Có thể nói biểu tượng là chiếc cầu nối liền nhận thức cảm tính và nhận thức lơgic.
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn là học sinh không thể trực tiếp quan sát hiện tượng sự kiện cũng khơng thể tái hiện chúng trong phịng thí nghiệm và nhận thức của học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng từ cảm tính đến lý tính, từ biết đến hiểu. Khơng khơi phục được bức tranh của quá khứ thì học sinh sẽ không biết lịch sử diễn ra như thế nào, không hiểu được lịch sử. Việc tạo biểu