Kết quả điều tra tìm hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế sách điện tử ( e book) chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 73 - 77)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.6.3. Kết quả điều tra tìm hiểu

Qua tìm hiểu chúng tơi thấy:

- CSVC tương đối đầy đủ, có truyền thống dạy và học tốt nhiều năm liên tục, đội ngũ giáo viên giảng dạy có nhiều kinh nghiệm.

Tuy nhiên, có hệ thống phịng thí nghiệm bộ mơn nhưng chưa khai thác sử dụng triệt để các thí nghiệm, nhiều thí nghiệm đã lỗi thời. Phịng máy tính với 30 máy tính nhưng chủ yếu dành cho giờ thực hành tin học. Trường có WiFi, có phịng học học cơng nghệ thơng tin khi GV sử dụng bài giảng điện tử.

- Về hoạt động dạy của giáo viên, qua tìm hiểu cho thấy :

+ Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng chủ yếu là thuyết trình, các giờ học bộ mơn (cụ thể ở chương “Dịng điện xoay chiều” Vật lý lớp 12.) giáo viên thường là người nêu vấn đề sau đó thuyết trình theo trình tự nội dung SGK, các câu hỏi được giáo viên ít chú ý tới việc “gợi mở” để học sinh tự tìm tịi, tự lực giải quyết vấn đề hoặc thảo luận đề xuất ý kiến xây dựng bài, ít lớp được học tại phịng có máy chiếu được xem các thí nghiệm ảo thuộc chương này.

+ Giảng dạy và học tập bộ mơn Vật lý cần phải có thí nghiệm và rèn luyện cho học sinh phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, khi dạy phần này giáo viên chỉ mơ tả lại thí nghiệm bằng hình vẽ, mơ tả các hiện tượng theo trình tự SGK đã trình bày, chỉ một số ít GV làm các thí nghiệm để minh họa.

+ Các hình thức kiểm tra đánh giá: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (kiểm tra viết gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan).

- Về học tập của học sinh: Qua trao đổi với một số học sinh và theo dõi trong một số tiết học cho thấy:

+ Động cơ học tập chủ yếu là thi vào đại học và cao đẳng, một số HS học kém thì cố gắng đỗ tốt nghiệp. Muốn vận dụng được kiến thức đã học áp dụng vào giải thích các hiện tượng Vật lý diễn ra trong thực tế và các ứng dụng khác trong cuộc sống

+ Trong giờ học: học sinh chủ yếu là người nghe thầy cô giảng giải, các câu phát biểu trong giờ học phần lớn là những câu có nội dung nặng về tái tạo. Việc vận dụng vốn kinh nghiệm, kiến thức đã có để xây dựng bài hầu như rất ít.

+ Về kĩ năng: học sinh thường tỏ ra lúng túng khi cần phải trình bày các vấn đề, dùng từ ngữ khơng chuẩn xác, chưa đúng nghĩa hoặc câu trình bày khơng đúng ngữ pháp; nhiều học sinh ngại bộc lộ quan điểm riêng trước một vấn đề cần phải chọn lựa.

+ Cách học của đa số HS là thuộc lịng ít hiểu bản chất, học sinh thường tiếp thu bài học một cách thụ động, ít động não và ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức.

Khi học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý lớp 12, học sinh thường mắc các sai lầm như:

* Về khái niệm các đại lượng đặc trưng cho mạch điện xoay chiều:

+ Lẫn lộn giữa các giá trị tức thời, cực đại và hiệu dụng.

+ Không phân biệt được số chỉ của ampekế, vôn kế là chỉ giá trị cường độ dòng điện, hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

* Về mối liên hệ giữa các đại lượng trong các đoạn mạch xoay chiều không phân

nhánh:

+ Nắm được cơng thức tính cảm kháng dung kháng nhưng không hiểu được là giá trị cảm kháng , dung kháng phụ thuộc vào tần số dòng điện.

+ Hiểu sai về pha của cường độ dịng điện trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần ln bằng không.

+ Hay nhầm lẫn khi đi so sánh pha của cường độ dòng điện và hiệu điện thế và ngược lại.

+ Thường hay bỏ qua giá trị điện trở thuần của cuộn cảm.

+ Khi đi giải các bài tốn về cực trị của dịng điện xoay chiều còn hay nhầm sang hiện tượng cộng hưởng điện. Thường lúng túng trong việc phải biến đổi các công thức về dạng cơ bản khi giải các bài toán cực trị.

+ Thường vẽ và tổng hợp sai các vectơ trong giản đồ vectơ Frexnen của bài toán mạch RLC khơng phân nhánh mà cuộn cảm có điện trở thuần.

* Về máy phát điện:

+ Hay mắc sai lầm khi đi tính giá trị pha ban đầu của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.

+ Hay nhầm về đơn vị đo tốc độ quay của phần cảm (roto) trong máy phát điện. * Về biến đổi dòng điện xoay chiều:

+ Thường không phân biệt được giá trị hiệu điện thế dây và hiệu điện thế pha trong hệ thống dòng điện ba pha.

+ Thường bỏ qua các giá trị điện trở thuần của cuộn sơ cấp và thứ cấp trong máy biến thế điện.

* Về truyền tải dòng điện xoay chiều:

Thường nhầm lẫn giữa khoảng cách từ nới sản xuất đến nơi tiêu thụ điện với chiều dài dây dẫn nên tính giá trị điện trở thuần sai.

Tóm lại, sự tiếp thu kiến thức chương ‘’Dịng điện xoay chiều’’ của học sinh chỉ ở mức độ nhớ, chưa hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản trong phần này; vận dụng một cách khó khăn các trường hợp tương tự.

- Về việc ứng dụng máy tính vào dạy và học các bộ mơn.

Phịng dạy học công nghệ hoạt động chưa thường xuyên, muốn học tại phòng này phải di chuyển HS. Máy tính được đem vào ứng dụng dạy các bộ mơn, một số GV có máy tính xách tay say sưa áp dụng CNTT vào dạy học có nhiều tư liệu tham khảo nhưng chỉ mở cho HS xem tực tiếp trêm máy nên khả năng quan sát của HS rất hạn chế. Để

tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, qua trao đổi với giáo viên của trường, phần đơng đều có chung một ý kiến phản ánh:

- Do nội dung thi (tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp) ở nước ta hiện nay vẫn nặng về kiểm tra lý thuyết và giải bài tập. Vì vậy, trong khi lên lớp giáo viên thường phải quan tâm trước nhất tới việc làm thế nào để truyền tải đủ kiến thức SGK cho học sinh. Phần đơng có tâm lý: Nếu sử dụng máy tính hỗ trợ giảng dạy sẽ phải chuẩn bị máy móc; Tổ chức thảo luận nhóm thì phần lớn các em đã quen với cách học thụ động, ít chịu tự lực suy nghĩ, khơng chịu bộc lộ suy nghĩ của mình, hoặc ngại đưa ra ý kiến của mình, do đó mất nhiều thời gian trên lớp, ảnh hưởng tới tiến độ bài giảng, các bài giảng áp dụng CNTT chỉ dùng khi có hội giảng hay thanh tra dự giờ. - Phần đông giáo viên cũng đều nhận thức được tác dụng to lớn của việc sử dụng máy tính vào dạy và học, cùng với Internet, cách học và tự học ngày nay đã có sự thay đổi to lớn và hiệu quả của nó đã được các phương tiện thơng tin đại chúng nói tới rất nhiều. Nhưng để thực hiện được cũng đòi hỏi phải được trang bị các phương tiện kỹ thuật đầy đủ, (ví dụ máy tính, máy chiếu đa phương tiện hoặc phịng mạng máy tính phải trang bị nhiều hơn). Đồng thời khả năng Tin học của giáo viên cũng chỉ dừng ở Tin học văn phịng,

- Do phân phối chương trình hiện nay thì số giờ luyện tập của học sinh ít, vì vậy ở trên lớp sau giờ học lý thuyết giáo viên thường tận dụng thời gian để củng cố mở rộng kiến thức và kĩ năng giải các bài tập.

- Qua trao đổi với học sinh, nhiều em đã có máy tính tại nhà, hoặc đã được sử dụng máy tính nhiều ở các trung tâm Tin học hoặc nơi kinh doanh trò chơi điện tử, kinh doanh Internet. Thực trạng học sinh chỉ sử dụng máy tính như là cơng cụ soạn thảo, chơi điện tử, nghe nhạc, đọc báo, tìm kiếm các thơng tin trên mạng. Cịn về Internet chỉ để tìm kiếm chuyện giải trí, các hình ảnh, âm nhạc hoặc phim nước ngồi, một số HS tìm tài liệu để học.

Tóm lại, qua tìm hiểu tình hình dạy học chương ‘’Dịng điện xoay chiều’’ tại trường trung học phổ thông cho thấy những vấn đề sau:

- Về trang thiết bị thí nghiệm cần dùng để dạy học chương ‘’Dòng điện xoay chiều’’ chưa đầy đủ.

- Việc tổ chức hoạt động học tập, thảo luận nhóm của học sinh, giúp học sinh tích cực, tự lực sáng tạo tham gia xây dựng bài chưa nhiều.

- Kiến thức học sinh nắm được chủ yếu thông qua hoạt động ghi nhớ, làm bài tập.

- Việc ứng dụng máy tính và các tính năng đa phương tiện để dạy học các bộ môn và phát huy tính tự lực, tích cực học tập của học sinh nhất là Vật lý là có nhưng chưa thường xuyên. Do các vấn đề về trang bị CSVC, về khả năng tin học của giáo viên và học sinh. Hệ thống phịng máy tính dùng chủ yếu vào dạy bộ môn Tin học.

- Học sinh chỉ sử dụng máy tính như là cơng cụ soạn thảo, chơi điện tử, nghe nhạc, đọc báo, tìm kiếm các thông tin trên mạng để giải trí, tham gia học trực tuyến…Một số ít HS có khả năng tìm tịi tự thiết kế trang Web cho lớp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế sách điện tử ( e book) chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)