Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế sách điện tử ( e book) chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 95 - 98)

Chương 3 : T HC NGH IM SƯ PHẠM

3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm

3.3.1.1. Xin phép triển khai thực nghiệm

Ngay từ đầu năm học, tơi đã trình bày về mục đích, đối tượng, nội dung và kế hoạch, thời gian thực nghiệm với Ban Giám hiệu nhà trường, Tổ Vật lý của trường THPT Tân Lập để xin phép được triển khai thực nghiệm sư phạm. Qua đó, xin được sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu về việc thu xếp phòng máy chiếu có nối mạng Internet và sự đóng góp ý kiến khá tích cực từ các đồng nghiệp trong tổ.

3.3.1.2. Chuẩn bị về mặt nội dung và hình thức tổ chức dạy học

Trước khi tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm, tôi đã thường xuyên trao đổi với các GV trong tổ vật lý của trường và ở các trường bạn để được đóng góp về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức dạy học. Tơi đã dự giờ và mời các GV trong tổ dự giờ nhằm cho nhận xét đánh giá về hiệu quả hỗ trợ của E-book. Qua đó rút kinh nghiệm và hồn thiện hơn cho E-book nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình tự học của các em HS ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó tơi đã trao đổi với GV dạy lớp các lớp ĐC để cho các em HS ở nhóm lớp này được tiến hành làm kiểm tra chung đề với HS nhóm lớp TN. Đồng thời tôi cũng xin dự giờ thường xuyên ở những lớp này để tiện cho việc thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả.

3.3.1.3. Hướng dẫn HS sử dụng E-book

là giới hướng dẫn các em HS sử dụng E-book để hỗ trợ cho quá trình tự học của mình. Để các em biết cách sử dụng và khai thác có hiệu quả các nội dung có trong E- book, tơi đã dành 2 tiết hướng dẫn trực tiếp trên phòng máy của trường. Các em được hướng dẫn từ cách tạo hộp mail (đa số HS đã có hộp mail riêng của mình), cách đăng ký thành viên, đăng nhập vào E-book đến cách sử dụng các tiện ích hỗ trợ từ trang web. Các mục trong từng bài cũng được tôi nêu rõ nội dung, giới thiệu đến các em cách sử dụng từng mục sao cho hiệu quả nhất. Sau khi được hướng dẫn, các em sẽ tự đăng ký và đăng nhập thử vào E-book.

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá hiệu quả của E-book thể hiện qua khả năng tự học của các em HS. Tôi đã tổ chức các lớp thực nghiệm theo hướng cho HS chủ động hồn tồn trong giờ học.

Tiến trình TNSP diễn ra bắt đầu từ ngày 05/11/2011 đến ngày 11/12/2011 tại trường THPT Tân Lập – Thành phố Hà Nội.

Chúng tôi đã tổ chức dạy thực nghiệm cả chương “Dòng điện xoay chiều” ( từ bài 12 đến bài 19 Sách giáo khoa Vật lý lớp 12 Ban cơ bản). Ở lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực cùng với sự hỗ trợ từ E-book.. Ở lớp đối chứng giáo viên khác dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực, chưa có sự hỗ trợ của E-book.

Trong quá trình học chương “Dịng điện xoay chiều” chúng tôi cho học sinh kiểm 15 phút và sau khi học xong cả chương chúng tơi cho học sinh nhóm lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra 45 phút, rồi dùng kết quả bài kiểm tra này để đánh giá theo quan điểm thống kê, đưa ra các nhận định về hoạt động tự học của học sinh.

3.3.3. Quan sát tình hình học tập và ghi nhận sự khác biệt ở nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nghiệm và lớp đối chứng

Việc dự giờ của các GV trong tổ đối với nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN cho thấy một số điểm khác biệt cơ bản như sau.

Bảng 3.1. So sánh một số điểm khác biệt giữa lớp ĐC và lớp TN

Một số điểm khác biệt Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 1. Mục tiêu của giờ học - Hoàn thành việc giảng

giải các nội dung có trong bài. Thực hiện đúng theo phân phối chương trình.

- Hồn thành nhiệm vụ giúp cho người học (HS, các bạn cùng lớp) hiểu được các nội dung trong SGK theo kiểu “Vì sao?”

2. Các hoạt động chính trong lớp

- GV thuyết trình, giảng giải.

- GV nêu ra các vấn đề yêu cầu vài HS trả lời. GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án chính xác.

- GV đặt vấn đề cho các nhóm thảo luận.

- HS thuyết trình và các HS bên dưới nghe, đặt vấn đề qua lại với nhau và cùng nhau tìm câu trả lời chính xác dưới sự hướng dẫn của GV.

3. Động lực tham gia - Một số HS bị áp lực về điểm số.

-Vẫn còn chịu ảnh hưởng của tâm lý tuân thủ theo những gì GV yêu cầu.

- Sự tò mò, tranh đua, ý thức chứng tỏ bản thân. - Thấy được sự cần thiết của kiến thức.

4. Phân bố thời gian – Cấu trúc bài học

- Thời gian được phân bố hợp lý tùy theo cấu trúc và nội dung từng phần trong bài học. Trọng tâm của bài được nhấn mạnh.

- Thời gian được phân bố tùy theo hoạt động của các nhóm và số lượng câu hỏi đặt ra. Trọng tâm của bài được khắc sâu.

5. Vai trò của GV - GV là trung tâm giờ học, cung cấp thông tin cho HS

- GV đóng vai trị tổ chức, tư vấn, hỗ trợ khi cần thiết

6. Vai trò của HS - HS là đối tượng tiếp nhận thông tin từ GV.

- HS là đối tượng chi phối toàn bộ giờ học, tiếp nhận và kiến tạo các thông tin theo định hướng cho trước.

7. Mức độ tích cực, cách thức tham gia các hoạt động

- HS tham gia các hoạt động còn thụ động. - HS trả lời theo cá nhân.

- HS các hoạt động một cách tích cực tự nguyện. - HS trả lời, đặt vấn đề theo nhóm.

8. Khơng khí lớp học - Im lặng, nghiêm túc. - Sơi nổi, có phần ồn ào.

9. Khả năng vận dụng kiến thức của HS - HS trả lời những câu thuần lý thuyết khá tốt. - HS trả lời ở những câu hỏi mang tính chất vận dụng khá hơn.

10. Sau giờ học - HS nhanh chóng xếp tập vở, chuẩn bị mơn học mới.

- HS cịn tiếp tục thảo luận các vấn đề trong bài học.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế sách điện tử ( e book) chương dòng điện xoay chiều vật lý lớp 12 nhằm tăng cường năng lực tự học của học sinh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)