Biểu đồ 3.1: Vị trí của quán cơm bình dân
Có 76,2% quán cơm bình dân được thiết kế ở vị trí cách biệt nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác; còn lại là 23,8% quán cơm có vị trí gần kề nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm.
Biểu đồ 3.2. Thiết kế và tổ chức bếp ăn theo nguyên tắc một chiều (n=21)
Nhận xét biểu đồ 3.2:
Có tới 85,7% các quán cơm bình dân không được thiết kế và tổ chức bếp theo nguyên tắc một chiều; còn lại chỉ có 3 quán cơm chiếm 14,3% các bếp được tổ chức và thiết kế theo nguyên tắc một chiều. Nhưng chỉ có 1 quán được thiết kế theo nguyên tắc một chiều có các khu cách biệt.
Bảng 3.1. Sử dụng nguồn nước trong chế biến thực phẩm tại quán cơm bình dân.
Nguồn nước sử dụng Số lượng %
Nước máy thành phố 21 100
Nước giếng khoan 0 0
Nước ao, hồ, sông 0 0
Nhận xét bảng 3.1:
Các quán cơm bình dân tại phường Thành Tô, quận Hải An – Hải Phòng 100% sử dụng nguồn nước máy của Công ty cấp thoát nước Hải Phòng dùng trong chế biến thực phẩm. Mức độ cung cấp nước phục vụ cho chế biến thực phẩm tại các quán ăn tương đối đầy đủ và thường xuyên.
Bảng 3.2. Dụng cụ chứa đựng chất thải tại quán cơm bình dân.
Các chỉ số Số lượng %
Dụng cụ chứa rác thải, thức ăn thừa
Thùng chứa đựng rác, thức ăn thừa có nắp đậy kín
7 33,3
Thùng không có nắp đậy hoặc nắp đậy không kín, thủng, rò rỉ ra ngoài 11 52,4 Túi nilong 3 14,3 Vị trí đặt thùng rác Để trong bếp, gần nơi chế biến, bày bán thực phẩm 20 95,2
Để cách biệt khu chế biến, bày bán thực phẩm
1 4,8
Cách xử lý rác Rác được xử lý trong ngày 19 90,5
Rác để tồn lưu qua ngày 2 9,5
Nhận xét bảng 3.2:
- 85,7% các quán cơm bình dân có sử dụng thùng đựng rác thải, thức ăn thừa; 14,3% sử dụng túi nilong để chứa đựng rác. Có 33,3% các quán sử dụng thùng rác kín, có nắp đậy; còn lại 52,4% các quán cơm bình dân sử dụng thùng đựng rác thải không có nắp đậy.
- Thùng đựng rác thải của quán cơm bình dân được để xa nơi chế biến, bày bán thực phẩm chiếm 4,8%; còn lại là để trong bếp, gần nơi chế biến là 95,2%.
- Có 90,5% các quán cơm bình dân xử lý rác hàng ngày và vận chuyển qua Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng; chỉ có 2 quán ( 9,5% ) để rác tồn lưu.
Bảng 3.3. Thực trạng vệ sinh bàn chế biến thực phẩm tại các quán cơm (n = 21)
Các chỉ số Số lượng %
Bàn chế biến thực phẩm
Bàn chế biến riêng cho thực phẩm sống và chín
12 57,1
Không có bàn riêng cho thực phẩm sống - chín
9 42,9
Bàn chia thức ăn chin Cao > 60cm 19 90,5
Cao <60cm 2 9,5
Sạch sẽ 18 85,7
Không sạch sẽ 3 14,3
Nhận xét bảng 3.3:
- Có 57,1% các quán cơm bình dân có trang bị bàn chế biến riêng cho thực phẩm sống và chín; không có bàn riêng là 42,9%.
- 90,5% quán cơm có bàn chế biến thực phẩm cao >60cm, chỉ có 2 quán chiếm 9,5% có bàn cao <60%. Tỉ lệ bàn ăn sạch sẽ là 85,7%, không sạch sẽ là 14,3%.