Nhà xuất bản khác
2.2.2.1. Năng lực xuất bản sách pháp lý hiện nay của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia là sự kế tục sự nghiệp của bốn nhà xuất bản đó là: Nhà xuất bản sự thật, Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác – Lê nin, Nhà xuất bản thông tin lý luận và Nhà xuất bản pháp lý. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có chức năng xuất bản các loại sách kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước khác, sách văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, sách giới thiệu về
Đảng bạn, sách nghiên cứu và sách phổ thông lý luận, sách đường lối của Đảng trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, quốc tế…
trong đó có mảng sách chính trị pháp lý.
Để thực hiện nhiệm vụ chung, cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản được
xây dựng ngồi Ban lãnh đạo và các bộ phận khác thì Nhà xuất bản tổ chức thành các Ban biên tập phụ trách các mảng sách riêng. Ban Nhà nước – Pháp luật được xây dựng để thực hiện nhiệm vụ làm sách pháp luật. Hàng năm,
Ban đã xuất bản hàng trăm đầu sách bàn về vai trò quản lý nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại sách pháp luật
gồm nhiều thể loại: sách hỏi đáp pháp luật, sách dịch pháp luật, bình luận
khoa học, tập hợp văn bản pháp luật… Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2007 đề tài sách pháp luật chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đề tài sách hàng năm của Nxb: 197/429 đề tài, chiếm 47%; năm 2008 là 232/560, chiếm 45%. Trong năm 2009, Ban đã thực hiện được 237 bản thảo. Đây là cố gắng rất lớn và thành tích lớn của Ban . Như vậy, so với các đề tài đăng ký chính thức là 110 bản thảo, đã vượt trên 215% về số lượng bản thảo so với số
lượng đề tài bản thảo sách kế hoạch chính thức đã đăng ký đầu năm 2009; so với tổng số đề tài đã đăng ký (cả chính thức lẫn dự phịng: 146 đề tài) thì số bản thảo đã nộp duyệt in trong cả năm vượt trên 162%. So với tổng số bản thảo của cả Nhà xuất bản trong năm 2009 là 628 bản thảo, số bản thảo sách
của Ban đạt xấp xỉ 37,74%. Sách pháp luật chiếm doanh số rất lớn trong tổng doanh số sách xuất bản trong cả năm 2009 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể cơng tác xuất bản sách pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia còn một số hạn chế nhất định. Trước
hết, xét về cơ cấu đề tài của Ban sách nhà nước và pháp luật là không cân đối, Nhiều mảng sách còn bỏ trống như mảng về cải cách hành chính và xây
dựng bộ máy chính quyền nhà nước. Các đề tài của Nhà xuất bản chủ yếu là sách luật đơn hành và đặc biệt: mảng sách tập hợp văn bản pháp luật, quy định mới… chiếm tỷ lệ rất lớn. Mảng sách nghiên cứu pháp luật, tài liệu
tham khảo phục vụ công tác lập pháp; giáo trình; giáo khoa phục vụ học tập, giáo dục môn học pháp luật, nhất là sách hỏi – đáp pháp luật còn khá khiêm tốn. Năm 2007, trong tổng số 197 cuốn sách xuất bản có tới 174 cuốn luật văn bản (15 cuốn luật đơn hành, 159 cuốn tập hợp văn bản), 23 cuốn viêt (14 cuốn hỏi đáp, 9 cuốn nghiên cứu). Năm 2009, trong tổng số 232 cuốn sách có 30 cuốn viết (8 cuốn hỏi đáp, tìm hiểu; 22 cuốn nghiên cứu); 202 cuốn
văn bản (có 128 cuốn tập hợp văn bản; 74 cuốn luật đơn hành).
Căn cứ số liệu sách xuất bản và số liệu sách tái bản, in nối năm 2007, 2008, quý I năm 2009 cho thấy đề tài sách được đặt in số lượng lớn, được tái bản nhiều lần hầu hết là sách đơn hành, mà là luật đơn hành, sách hỏi đáp
chủ yếu là sách mỏng, giá bán không cao. Hơn nữa, qua khảo sát sơ bộ tại Trung tâm phát hành Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia và số liệu sách tồn khơng có khả năng tiêu thụ từ năm 2004 đến năm 2008, thì số đầu sách và số lượng sách tập hợp văn bản luật, sách hỏi đáp tồn khá nhều. Đây là vấn đề
cần tập trung nghiên cứu một cách tổng thể từ khâu biên tập đến phát hành nhằm tìm ra ngun nhân chính.
Từ cơ cấu thiếu cân đối nêu trên có thể thấy, việc tổ chức đề tài bản thảo của Ban sách nhà nước và pháp luật chủ yếu dựa vào nguồn văn bản luật. Do vậy, mặc dù số lượng đầu sách nhiều, nhưng loại hình đề tài, bản
thảo khá đơn điệu, thiếu tinh sáng tạo và chậm được đổi mới. Các tài liệu hỏi
đáp pháp luật cho các ngành nghề chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu
bạn đọc. Sách hỏi đáp pháp luật, giảI thích, hướng dẫn, tuyên truyền thực
chỉ thấy, nhu cầu loại sách tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật kiểu “cầm tay chỉ việc”, các loại sách hỏi đáp, giảI quyết những vấn đề vướng
mắc pháp luật trong cuộc sống là rất lớn, rất cần thiết. Song đây là mảng sách Nhà xuất bản còn thiếu và yếu.
Khâu tổ chức phát hành chưa hiệu quả, chưa thu hút được đơng đảo
bạn đọc quan tâm, tìm hiểu sách pháp luật. Lượng sách pháp luật tồn kho
hàng năm là rất lớn cho thấy giữa khâu dự báo kế hoạch và tìm hiểu thị trường chưa được thực hiện hiệu quả.
Những yếu kém này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí chuẩn làm cơ sở giúp lãnh đạo Nhà xuất bản trong việc xét duyệt quyết định xuất bản từng ấn phẩm cụ
thể.
- Chưa có một quy trình khoa học trong việc thăm dị nhu cầu của thị trường nhằm đề xuất số lượng in phù hợp cho từng ấn phẩm.
- Lãnh đạo Nhà xuất bản, lãnh đạo Ban biên tập chưa thực sự quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp cán bộ biên tập trong Ban theo hướng chuyên
trách từng mảng sách nhằm chuyên nghiệp hóa từng cán bộ biên tập.
- Ban sách nhà nước và pháp luật cìn thụ động trong việc nghiên cứu nhu cầu đọc giả và thiếu kế hoạch xuất bản sách hỏi đáp pháp luật dài hạn có tính đột phá và tính khả thi cao.
- Hiện tượng in ấn và phát hành sách lậu trên thị trường sách hiện nay cũng khiến Nhà xuất bản bị thất hu nhiều về ngân sách, ảnh hưởng đến uy
tín và thương hiệu của Nhà xuất bản.
- Sự cạnh tranh về việc xuất bản các sách về pháp luật với các Nxb khác cũng khiến việc đầu ra để tiêu thụ sách của Nhà xuất bản bị thu hẹp lại.
- Việc tính định mức biên tập thuần túy về số trang bản thảo, song song với việc thiếu cơ chế ràng buộc các Ban biên tập, các biên tập viên với kết quả tiêu thụ sách là một nguyên nhân của hiệ tượng thiếu những đầu sách có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh, nhưng thừa các đầu sách có số lượng đạt in thấp, có nguy cơ tồn, ế cao.
- Việc xuất bản sách pháp luật còn phụ thuộc quá nhiều vào các chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và tiến trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Sự lệ thuộc này ảnh hưởng đến tính chủ động của Ban.
2.2.2.2. Năng lực xuất bản sách pháp lý hiện nay của Nhà xuất bản Công an nhân dân
Ngày 10/02/1981, đồng chí Phạm Hùng, ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 03-
QĐ/BNV thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân với nhiệm vụ : biên tập và xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục về cơng tác an ninh chính trị và trật tự xã hội (kể cả thể loại văn học); sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách tổng kết nghên cứu, tham khảo về công tác nghiệp vụ công an, xuất bản giáo trình giảng dạy phục vụ cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ công an.
Mảng sách pháp luật là một trong những mảng sách quan trọng của Nhà xuất bản. Bên cạnh thúc đẩy các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, sáng tác văn học, Nhà xuất bản Công an nhân dân đã coi công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một nhiệm vụ, một hướng hoạt động của mình góp phần
quan trọng trong việc giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về an ninh quốc gia – trật tự an tồn xã hội nói riêng vào cuộc sống, đến từng cán bộ chiến sỹ công an, đến từng người dân trong xã hội.
Với sự cộng tác tích cực của các Cục, Vụ, Viện, các trường trong Bộ cơng an, các nhà khoa học trong và ngồi ngành công an… Nhà xuất bản Công an nhân dân, cụ thể là Ban chính trị – nghiệp vụ – pháp luật đã tổ chức biên tập phát hành nhiều đầu sách pháp luật, số lượng sách không ngừng
tăng qua các năm. Năm 2006 có 359 đầu sách, trong đó sách pháp luật có 98 chiếm 27,3%; năm 2007 có 432 đầu sách, trong đó sách pháp luật có 102 chiếm 23,6%; năm 2008 có 459 đầu sách, trong đó sách pháp luật, lý luận chính trị có 215 cuốn sách. Từ số liệu trên cho thấy, sách pháp luật chiếm một số lượng tương đối lớn so với số đầu sách trong kế hoạch của Nhà xuất bản nói chung và của Ban sách chính trị, nghiệp vụ, pháp luật nói riêng. So với các loại sách khác của Nhà xuất bản như sách văn học, sách nghiệp vụ… số lượng sách pháp luật là tương đối đáng kể.
Nhìn một cách tổng thể, cơng tác xuất bản sách pháp luật tại Nhà xuất bản Công an nhân dân hết sức đa dạng về thể loại, nhiều về số lượng và
cũng đánh giá cao trên thị trường sách pháp luật của nước ta. Để có được
thành tựu đó phải kể đến sự nỗ lực của cán bộ trong Nhà xuất bản, thể hiện
- Đối với mảng sách pháp luật của Nhà xuất bản Công an nhân dân đã xây dựng được một đội ngũ lực lượng cộng tác viên đông đảo, tâm huyết, có trình độ, chun mơn cao với những kiến thức sâu sắc về pháp luật. Đó là
những chuyên gia đầu ngành về luật học, là những cán bộ nghiên cứu của các Cục, vụ, viện; là những giản viên trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy bộ môn pháp luật ở các trường đại học…
- Đội ngũ biên tập viên sách pháp luật là những người có trình độ, có kiến thức chun mơn nghiệp vụ, vừa phát huy được năng lực trong công tác khai thác bản thảo, phát hiện nhiều đề tài hay, có giá trị thực tiễn cao.
- Mảng sách pháp luật của Nhà xuất bản được sự quan tâm đặc biệt
của lãnh đạo Bộ Công an, và Nhà xuất bản, nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị của mình trong cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật.
Khó khăn hiện nay của Nhà xuất bản tập trung vào một số yếu tố sau: - Mảng sách pháp luật là một mảng sách “kén” công tác viên, chỉ những người am hiểu pháp luật mới có khả năng bảo đảm sự chính xác của những quy phạm pháp luật. Lực lượng biên tập viên của Nhà xuất bản cịn rất ít so với nhu cầu thực tế công tác biên tập. Trong tổng số biên tập viên của Nhà xuất bản cịn rất ít, với lượng cơng việc địi hỏi cao, thì sẽ khó đáp
ứng được yêu cầu vừa có bản thảo chất lượng từ khâu tổ chức bản thảo, tìm
kiếm đề tài đến khâu biên tập.
- Khâu phát hành của Nhà xuất bản còn làm một khâu yếu, trong khi phát hành là một khâu hết sức quan trọng của quá trình xuất bản sách, quyết
định đến doanh số bán hàng của Nhà xuất bản. Trong khi các Nhà xuất bản
khác có sự hỗ trợ của một hệ thống các thư viên, học viện… thì, lực lượng cơng an nhân dân do chưa có hệ thống thư viện từ Bộ công an (cơ quan Bộ công an, các tổng cục) đến công an các địa phương (trừ một số trường công an) nên việc phát hành sách gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, Nhà xuất bản lại khơng có trung tâm phát hành sách của mình, chưa có mạng lưới tiêu thụ như những Nhà xuất bản khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực xuất bản sách pháp luật ở Nhà xuất bản.
- Sách pháp luật được xuất bản nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ
không phảI là trọng tâm, Do vậy, doanh số của mảng sách pháp luật không
đáng kể. Không tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển.
2.2.2.3. Năng lực xuất bản sách pháp lý hiện nay của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc là doanh nghiệp nhà nước hạng I, trực thuộc Bộ văn hóa thơng tin, được thành lập ngày 20/7/1976 tại Thái nguyên. Tiền thân là nhà xuất bản các dân tộc Việt Bắc. Đến năm 1978, Bộ văn hóa thơng tin sáp nhập ba nhà xuất bản: Nhà xuất bản văn hóa, Nhà xuất bản phổ thơng, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc lại. Năm 1986, để phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu về xuất bản phẩm văn hóa dân tộc trong điều kiện mời. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc được tái thành lập theo quyết định của Bộ văn hóa thơgn tin trên cơ sở tách ban biên tập miền núi từ nhà xuất bản văn hóa dân tộc và hoạt động đến nay.
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc là đơn vị duy nhất có chức năng bảo tồn, phát huy di săn văn hóa dân tộc nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có kiến thức về pháp luật. Mảng sách về tuyên truyền pháp luật cho đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số là một trong những mảng sách quan trọng của Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. Đối tượng phục vụ của mảng sách pháp luật của nhà xuất bản văn hóa dân tộc hết sức đặc biệt, mang tính chun biệt – đó là các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam. Khó khăn đặt ra đối với mảng sách pháp luật của nhà xuất bản văn hóa dân tộc là phải làm sao cho đồng bào cả nước đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số
hiểu rằng sống và làm việc theo pháp luật là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội văn minh. Sách pháp luật của Nhà xuất bản văn hóa dân tộc phải là những ấn phẩm phổ biến những quy định của nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số theo cách phù hợp với dân trí và trình độ của đồng bào. Hầu hết
sách pháp luật của nhà xuất bản văn hóa dân tộc chủ yếu tập trung ở mảng sách giải thích pháp luật, loại sách hỏi đáp, tờ gấp, tờ rơi, tranh khuôn khổ
lớn.. với nhiều lĩnh vực như đất đai, hôn nhân, luật giáo dục, các lĩnh vực
liên quan đến đời sống hàng ngày của đồng bào… Vì đây là sách phục vụ
đồng bào dân tộc thiểu số nên sách pháp luật có số trang mỏng, chữ to và có
song ngữ giữa tiếng Kinh và tiếng dân tộc thiểu số, ví dụ: Việt – Bana; Việt – Êđê; Việt – Gia Rai; Việt – Chăm; Việt – Khơ me; Việt – Thái; Việt – Dao; Việt – H’mông…
Theo số liệu Báo cáo tổng kết các năm của Nhà xuất bản văn hóa dân tộc thì số lượng sách pháp luật chiếm tỷ lệ như sau: năm 2007 tổng số sách xuất bản là 247 cuốn sách, sách pháp luật là 36 cuốn sách chiếm tỷ lệ 14,5 %; Năm 2008 tổng số sách xuất bản là 208 cuốn sách, sách pháp luật là 27 cuốn chiếm tỷ lệ 12,9%. Con số này phần nào đã minh chứng cho nỗ lực của cán bộ Nxb văn hóa dân tộc trong việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của