0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Một số giải pháp tăng cường năng lực xuất bản sách pháp lý cho Nhà xuất bản Tư pháp

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC XUẤT BẢN SÁCH PHÁP LÝ CỦA NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Trang 39 -50 )

cho Nhà xuất bản Tư pháp

2.3.1.Về quy định pháp luật, quy chế, quy trình làm việc

Để khắc phục những hạn chế, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động

của ngành xuất bản nói chung trong đó có hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Tư pháp nói riêng, chúng tơi xin đưa ra một số đề xuất sau đây:

* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

Thứ nhất, thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng về xuất bản

thành chính sách, pháp luật của Nhà nước:

- Cần phải nhận thức sâu sắc vai trò của đội ngũ những người làm

công tác xây dựng pháp luật, chính sách. Họ phải là những người quán triệt sâu sắc nhất đường lối, quan diểm chỉ đạo của Đảng trong tiến trình cách

mạng Việt Nam từng giai đoạn, và đặc biệt là đối với lĩnh vực tư tưởng, lý luận nói chung, báo chí, xuất bản nói riêng. Cần thiết có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, chính trị, bảo đảm cho những cán bộ

làm công tác lập pháp được trang bị đầy đủ, cập nhật thông tin để làm tốt

hơn nữa nhiệm cụ được giao.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia xây dựng pháp luật, Quốc hội với các cơ quan tham mưu của Đảng để các loại văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản được ban hành bảo đảm tiến độ thời gian,

không để xảy ra tình trạng văn bản chỉ đạo của Đảng ban hành ra nhưng lại khơng được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật hoặc không ban

hành văn bản quy phạm pháp luật nên những nguyên tắc, chỉ đạo trong văn bản của Đảng không đến được với thực tiễn của đời sống xã hội.

- Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho bộ tham mưu, xây dựng các văn bản của Đảng liên quan lĩnh vực có tính chun ngành như

xuất bản. Bộ phận này có tinh thơng nghiệp vụ, bám sát thực tiễn hoạt động và công tác quản lý nhà nước về xuất bản thì mới làm tốt nhiệm cụ tham mưu cho Đảng, góp phần nâng cao hiệu quả văn bản chỉ đọa của Đảng, để từ

đó chất lượng và hiệu quả của văn bản pháp luật được ban hành phù hợp và điều chỉnh kịp thời thực tiễn phát triển của hoạt động xuất bản trong xu thế

hội nhập sâu rộng với thế giới.

Thứ hai, cần tìm kiếm mơ hình phù hợp các Nhà xuất bản. Hoạt động

xuất bản thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hóa, có tính chất đặc thù, vì vậy, khơng thể dặt mục tiêu. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực tư tưởng văn hóa, có

tính chất đặc thù, vì vậy, khơng thể đặt mục tiêu lợi nhuận thuần túy như

nhiều ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, cũng khơng thể quay trở lại cơ chế bao cấp tồn bộ đối với xuất bản như trước đây mà chúng ta phải căn cứ vào tính chất, quy mơ hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản để

nghiên cứu việc chuyển đổi mơ hình tổ chức cho phù hợp. Đặc biệt cần làm rõ trong mơ hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện thì điều kiện đó là gì.

Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách và chế độ ưu đãi đối với hoạt động xuất bản. Nhà nước cần nghiên cứu để điều chỉnh các cơ chế, chính

sách thuế, đầu tư có tính ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xuất bản phù hợp với đòi hỏi của hoạt động xuất bản trong tình hình mới như giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp, đưa hoạt động xuất bản vào nhóm hoạt động văn hóa chịu

thuế 10% thay vì 25%; kiến nghị chuyển thuế giá trị gia tăng sang thuế suất 0% và áp dụng chung mức thuế suất 5% đối với các nhóm xuất bản phẩm.

Thứ tư, cần cần có cơ chế, chính sách thích hợp thơng qua tăng cường

đầu tư vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật để tăng cường năng lực và tiềm lực cho

hoạt động xuất bản. Một mơ hình, một quy hoạch dù hoàn thiện đến đâu

cũng chỉ là những bản thiết kế, do vậy, nó cần những vật liệu cần thiết để

hiện thực bản thiết kế đó. Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực có chất lượng chính là những vật liệu để xây dựng được một nền xuất bản hiện

đại. Trong cơ chế thị trường và trước yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế, chúng ta đang đứng trước tác động tiêu cực lên đời sống xuất bản

như khuynh hướng tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa, khuynh hướng thương mại hoá đơn thuần. Các nhà xuất bản cũng sẽ phải bước vào một cuộc cạnh tranh mới gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Trong cuộc cạnh tranh đó, sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, về quy mô vốn và khả năng thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao…sẽ làm cho các nhà xuất bản khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Vì thế, u cầu tăng cường năng lực, tiềm lực là những điều kiện cần cho sự phát triển ổn định, đúng định hướng, đúng tơn chỉ mục đích của các nhà xuất bản. Theo chúng tơi, muốn thực hiện nhiệm vụ này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, ban, ngành nhưng

trước hết và mang tính quyết định là vai trò của các cơ quan chủ quản nhà

xuất bản. Thông qua đầu tư vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trụ sở làm việc, thơng qua những chính sách, cơ chế thích hợp như đặt hàng cho nhà xuất

bản, tập trung xuất bản sách, tài liệu phục vụ cho hoạt động của ngành về

nhà xuất bản để nhà xuất bản tổ chức xuất bản.

2.3.2 Đ ối với Nhà xuất bản Tư pháp

Thứ nhất, thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng thể chế. Thường xuyên cập nhật và bám sát đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và ban hành nội quy, Quy chế là việc, các quy chế khác cũng như các quy trình tác nghiệp theo từng lĩnh vực chuyên môn, coi đây là hành lang pháp lý quan trọng nhằm tạo ra những điề kiện thuận lợi để hoạt động của Nhà xuất bản đạt hiệu quả cao

hơn.

Thứ hai, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển Nhà

xuất bản. Nhà xuất bản cần tính tốn khoa học, chính xác về quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như đối tượng phục vụ của mình theo định hướng Đề án kiện toàn tổ chức, đổi mới hoạt động của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2009 – 2015, định

hướng đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt. Chú ý một cách đúng mức tính đặc thù của một Nhà xuất bản chuyên ngành dù trong

tương lai Nhà xuất bản có chuyển đổi theo mơ hình doanh nghiệp hay vẫn

giữ là đơn vị sự nghiệp có thu, chuyên ngành hay tổng hợp thì mục đích cuối cùng của nhà xuất bản khơng chỉ là lợi nhuận, vì chạy theo lợi nhuận sẽ xa

rời chức năng tư tưởng văn hoá, xa rời nhiệm vụ chức năng của ngành. Bên cạnh đó cần quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn hoá đội ngũ này theo hướng

chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu của nền xuất bản hiện đại.

Thứ ba, hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới tất cả các

quy chế, quy trình hoạt động của Nhà xuất bản Tư pháp; áp dụng các tiêu

chuẩn ISO vào hoạt động quản lý của Nhà xuất bản

2.3.2.Về tổ chức bộ máy, nhân sự

Từ thực trạng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và yêu cầu của công việc đổi mới và cải cách tư pháp, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể

để khắc phục những tồn tại yếu kém, từng bước hoàn thiện bộ máy và nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Nhà xuất bản Tư pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi tổ chức, bộ máy theo hướng điều chỉnh lại chức

năng của các đơn vị cho hợp lý hơn; xây dựng các quy trình, quy chế phối hợp để đảm bảo việc phối hợp giữa các phịng, ban thơng suốt và hiệu quả.

Thành lập mới một số đơn vị sự nghiệp thuộc Nhà xuất bản Tư pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của Nhà xuất bản Tư pháp như: Chi nhánh, Nhà sách, Trung tâm sách tại một số tỉnh, thành phố. Đồng thời, rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức để bố trí sắp xếp lại cho hợp lý; chấm dứt hợp đồng lao động đối với các vị trí khơng cần thiết và những cán bộ không đáp ứng yêu cầu; tiến hành quy hoạch đội ngũ cán

bộ lãnh đạo để đào tạo, bồi dưỡng làm nguồn bổ nhiệm vào các chức danh còn thiếu;

Thứ hai, cử cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ biên tập để

bổ nhiệm vào các ngạch viên chức tương ứng, khắc phục triệt để tình trạng

cán bộ làm những cơng việc trái với chức danh chun mơn của mình. Xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với chun mơn và năng lực cơng tác; Rà sốt, thống kê cơng việc của tất cả các Phịng, ban trên cơ sở đó xác định số lượng cán bộ cần thiết để triển khai công việc; tiến hành xây dựng định mức công việc và thực hiện việc trả lương, thưởng theo chất lượng và khối lượng công việc;

Thứ ba, tiến hành quy hoạch và xây dựng chiến lược cán bộ cho từng

giai đoạn làm cơ sở cho việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, viên chức và xây

dựng cơ cấu cán bộ hợp lý hơn; thực hiện luân chuyển đội ngũ cán bộ cấp Phòng thường xuyên để nâng cao năng lực quản lý. Có chính sách thu hút

đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực chun mơn cao vào làm việc cho Nhà xuất

bản; mở rộng áp dụng chế độ biên tập viên kiêm chức, đảm bảo tất cả các

lĩnh vực, thể loại, đề tài đều có biên tập viên chuyên trách. 2.3.3. Về công tác biên tập.

Thứ nhất, Biên tập viên cần thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức

để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chun mơn của mình. Nhà xuất bản

hàng năm cần phối hợp với các cơ sở đào tạo chuyên ngành về báo chí, xuất bản để tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cộng tác viên;

Thứ hai,cần làm tốt công tác cộng tác viên, bởi lẽ đây là lực lượng

quan trọng góp phần khơng nhỏ trong việc tạo ra những ấn phẩm tốt, có giá trị làm nên thương hiệu của Nhà xuất bản. Vì vậy, phải tìm, chọn, tổ chức và

động viên đội ngũ đông đảo những người cộng tác với nhà xuất bản để cùng

nhà xuất bản thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cũng như tiến độ kế hoạch

đề tài đã xây dựng và phát hiện những đề tài mà xã hội có nhu cầu. Với một

ý thức tạo điều kiện tối đa trong phạm vi của Nhà xuất bản để cộng tác viên phát huy hết khả năng của mình, cộng tác nhiệt tình với nhà xuất bản góp phần vào kết quả đạt được trong hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Tư

pháp.

Thứ ba, cần làm tốt cơng tác kế hoạch đề tài. Phải tìm, lựa chọn đề tài

hay và đúng. Đúng tức là phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ, đúng với chức năng nhiệm vụ của Nhà xuất bản. Hay tức là đề tài mang tính nhạy bén trong thể hiện nhiệm vụ chính trị ở từng thời

kỳ, đề tài được nhiều người quan tâm, có tính khả thi, phát huy tác dụng

trong xã hội. Xây dựng đề tài có tính cân đối cao, vừa mang tính tiên tiến,

vừa mang tính hiện thực. Tính cân đối thể hiện ở việc cân đối giữa kế hoạch

tiêu trong năm và lợi ích Nhà xuất bản. Kế hoạch đề tài có tính cân đối sẽ có tính khả thi cao.

Thứ tư, Để có một đội ngũ cộng tác viên đơng đảo có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng sách, Nhà xuất bản tư pháp xác định cộng tác viên

không chỉ là những chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực pháp luật mà còn bao gồm cả những cán bộ thực thi pháp luật giàu kinh nghiệm có trình

độ nhất định, có khả năng nắm bắt tình hình pháp luật, có trình độ ngoại ngữ

có thể đảm đương mảng sách dịch từ những tài liệu pháp luật nước ngoài để phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng luật ở nước ta. Một kinh nghiệm cho thấy cán bộ biên tập cần dùng chính đội ngũ cộng tác viên để mở rộng mạng lưới cộng tác viên, làm đông đảo đội ngũ những người viết sách pháp luật từ

đó tổ chức được nhiều bản thảo tốt.

2.3.4.Về công tác in, phát hành sách pháp lý và xuất bản sách liên kết

* Về công tác in

Thứ nhất, lựa chọn các đơn vị in có năng lực và trang thiết bị hiện đại

với giá thành phù hợp đạt hiệu quả kinh doanh, đồng thời cử cán bộ giám sát chặt chẽ các khâu trong công tác in đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ theo yêu cầu.

Thứ hai, quan tâm đến công tác bảo quản và lưu giữ can, các biện

pháp chống in lậu, nối bản. Đây là một trong những khâu quan trọng, đòi hỏi phải lựa chọn được những đơn vị in tin cậy, đảm bảo chất lượng, tiến độ

cũng như các chế độ bảo mật. Mặt khác việc dán tem chống giả cũng sẽ đảm bảo giảm thiểu các hoạt động in lậu, in nhái.

Thứ ba, để ổn định và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Tư pháp cần

xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cũng như cơ sở vật chất thành lập xưởng in để đảm bảo chất lượng, tiến độ và giảm giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

* Về công tác phát hành

Thứ nhất, hiệu quả của việc thông tin, phổ biến pháp luật qua sách có

quan hệ chặt chẽ với chất lượng biên soạn sách. Do đó, Nhà xuất bản Tư pháp cần quan tâm xây dựng đội ngũ biên tập viên sách pháp luật vững vàng

về nghiệp vụ; đồng thời thu hút các luật gia, luật sư tham gia vào việc biên

soạn, thẩm định sách để các ấn phẩm pháp luật vừa đảm bảo tính chính trị,

độ chuẩn xác cao, vừa đáp ứng tính khoa học, tính thời sự và phổ thơng đại

chúng.

Thứ hai, tiếp tục đa dạng thể loại và nâng cao chất lượng đề tài, cụ

thể:

- Quan tâm xuất bản các ấn phẩm pháp luật chun sâu có tính khoa học, lý luận và thực tiễn, bao quát được các vấn đề trong q trình hồn

thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật; các loại sách hướng dẫn, tham khảo chuyên ngành; sách tình huống phục vụ đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước; học sinh, sinh viên. Thực tế hiện nay nhiều Nhà xuất bản có thể xuất bản các ấn phẩm sách pháp lý với nhiều đề tài và thể loại khác nhau nhưng hầu hết các ấn phẩm được tập trung ở mảng đề tài tìm hiểu về luật, hỏi đáp pháp luật, những nội dung cơ bản về luật hay tập hợp văn

bản pháp luật.... mà ít xuất bản các thể loại như bình luận, tra cứu, chỉ dẫn, áp dụng pháp luật. Các loại ấn phẩm trên khơng những giúp cho bạn đọc có

đầy đủ các văn bản pháp luật mà còn tra cứu nội dung các nghị định, thông

tư hướng dẫn thi hành cũng như đối chiếu, so sánh với các văn bản luật được ban hành trước đó. Do vậy, Nhà xuất bản Tư pháp cần mở rộng mạng lưới cộng tác viên, trong đó có những cộng tác viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn viết các ấn phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

- Xuất bản các sách hướng dẫn, cung cấp các quy định pháp luật phục

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC XUẤT BẢN SÁCH PHÁP LÝ CỦA NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Trang 39 -50 )

×