Về cơ chế, quản lý phối hợp trong hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường năng lực xuất bản sách pháp lý của nhà xuất bản tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 50 - 51)

Theo quy định tại Quyết định số 1243/QĐ-BTP, Nhà xuất bản Tư pháp là chủ thể chịu trách nhiệm độc lập về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ. Nhà xuất bản chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được phân cơng phụ trách, có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Nhà xuất bản vẫn là đơn vị trực thuộc Bộ nên trong q trình hoạt động ln có mối quan hệ

chặt chẽ với một số đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung

của ngành cũng như hoạt động riêng của Nhà xuất bản. Để mối quan hệ này ngày càng chặt chẽ hơn nữa chúng tôi xin đề xuất một số cơ chế phối hợp như sau:

Thứ nhất, Hàng năm Bộ Tư pháp có dành một khoản kinh phí cho

việc tun tuyền và phổ biến giáo dục pháp luật, số kinh phí này được giao cho một số đơn vị thuộc Bộ thực hiện, Nhà xuất bản đề nghị Lãnh đạo Bộ

chỉ đạo các đơn vị này phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp trong việc xuất bản các ấn phẩm này để thực hiện nhiệm vụ của ngành, mặt khác, tạo điều

kiện giúp đỡ Nhà xuất bản có nguồn thu ổn định.

Thứ hai, Số kinh phí hàng năm Bộ giao cho Nhà xuất bản để thực hiện

nhiệm vụ của ngành trong việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ và nhân dân, và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở, Nhà xuất bản đề xuất hàng năm Vụ Kế hoạch - Tài chính duyệt sớm để Nhà xuất bản lên kế hoạch sản xuất đồng thời đề nghị các đơn vị khác thuộc Bộ tích cực phối hợp trong

việc triển khai các kế hoạch đề tài, kế hoạch xuất bản chuyển cho Nhà xuất bản.

Thứ ba, Nhà xuất bản Tư pháp sớm xây dựng các cơ chế xuất bản phù

hợp cho các đơn vị thường xuyên xuất bản các loại sách, giáo trình, tài liệu cơng tác nghiên cứu, giảng dạy của Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, các cơ sở đào tạo Luật và bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành Tư pháp.

Thứ tư, Đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ quan tâm tới công tác cán bộ

trong thời gian tới để Nhà xuất bản sớm kiện toàn tổ chức, nhân sự để ổn định hoạt động

Thứ năm, Về phía Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản mong nhận được sự

quan tâm hơn nữa của Lãnh đạo Bộ cũng như các đơn vị trong Bộ, trong các năm tới Nhà xuất bản mong nhận được nhiều kinh phí hơn trong việc triển khai sách Bộ đặt hàng; các vụ chức năng như: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phịng Bộ tạo điều kiện để Nhà xuất bản Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, Đối với Cục Xuất bản, Cục Xuất bản là cơ quan quản lý về

các hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản, trong thời gian tới đề nghị Cục

Xuất bản vẫn tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ xuất bản cho cán bộ làm công tác xuất bản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường năng lực xuất bản sách pháp lý của nhà xuất bản tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)