Các cơng trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.3. Các cơng trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườ

lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

- Cuốn sách "Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện

nay" của hai tác giả PGS,TS. Tào Thị Quyên và ThS. Lương Tuấn Nghĩa, Nhà

xuất bản Tư pháp, năm 2016 đã phân tích tương đối toàn diện những luận cứ khoa học hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam. Đồng thời đánh giá thực trạng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại điện tử thời gian qua. Trên cơ sở đó, các tác giả luận giải một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử trong thời gian tới. Trong đó, có những quy định liên quan tới vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

- Luận án tiến sĩ kinh tế "Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát

triển giao dịch thương mại điện tử mơ hình doanh nghiệp với doanh nghiệp

(B2B)" của tác giả Nguyễn Thị Minh Huyền, năm 2014 tập trung vào ba vấn

đề chính đó là cơ sởlý luận, thực trạng về đảm bảo an tồn thơng tin trong giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam và đưa ra giải pháp. Tuy cơng trình này phân tích dựa trên giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhưng cũng có những vấn đề lý luận cũng như giải pháp có thể áp dụng cho giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng như xây dựng các quy định về thu thập thông tin như nguyên tắc thu thập, sử dụng thông tin; chế độ báo cáo thường xuyên; hỗ trợ dịch vụ cơng nghệ thơng tin xây dựng tường lửa; phịng

tránh việc buôn bán dữ liệu; thúc đẩy sự phát triển dịch vụ chữ ký số và chứng thực chữ ký số…

- Bài viết "Một số định hướng chiến lược phát triển cho thương mại điện

tử Việt Nam"của tác giả Nguyễn Hồng đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 10/2012 bàn về các hướng phát triển cho thương mại điện tử ở Việt Nam, trong đó có mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tham gia giao dịch điện tử, xây dựng các giải pháp trợ giúp việc đánh giá website thương mại điện tử, từ đó góp phần cho việc bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở

nước ta hiện nay. Tuy nhiên chủ yếu bài viết tập trung vào nghiên cứu chính sách phát triển thương mại điện tử chứ khơng đi sâu phân tích các quy định pháp luật.

- Bài viết "Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại

điện tử" của tác giả Lê Văn Thiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 03/2016 đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử tuy nhiên phần lớn đều là những phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại truyền thống nhưng được thực hiện khi có tranh chấp về giao dịch điện tử giữa các chủ thể. Từ đó tác giả đưa ra một số phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù và phù hợp hơn với môi trường sử dụng phương tiện điện tử, hay còn gọi là các phương thức giải quyết tranh chấpthay thế. Những phương thức này cũng có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng điện tử.

- Cuốn cẩm nang của OECD "OECD Recommendation of the Council on

Consumer Protection in E-Commerce", năm 2014 đã đưa ra các đặc điểm về

thương mại điện tử đó là các giao dịch thương mại khơng dùng tiền mặt; các sản phẩm nội dung số chiếm số lượng lớn; sự tham gia tích cực và chủ động của người tiêu dùng; thương mại điện tử thông qua thiết bị di động phát triển

nhanh chóng; rủi ro về an ninh thơng tin cá nhân; đảm bảo an tồn thanh toán điện tử và chất lượng của sản phẩm. Cuốn sách này của OECD đưa ra những gợi ý cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật của các nước từ việc đưa ra khái niệm, đặc trưng, các vấn đề gắn liền với bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử với tình hình kinh tế hiện nay.

- Cuốn "Online Dispute Resolution: Challenges for Contemporary Justice"

của tác giả Gabrielle Kaufmann-Kohler,Thomas Schultz, Nhà xuất bản Kluwer, năm 2004, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, một vấn đề rất quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng triệt để khi giao dịch với thương nhân thông qua phương tiện điện tử. Cuốn sách đi vào việc phân

tích và cách thức triển khai phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến như xây dựng các website giải quyết tranh chấp, tạo dựng các phần mềm giải quyết tranh chấp tự động giữa người tiêu dùng và thương nhân hay tạo các tổ chức hồ giải trực tuyến, vấn đề cơng nhận kết quả giải quyết tranhchấp…

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)