Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Với vấn đề“Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương

mại điện tửở Việt Nam”, người viết nêu ra một số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Khái niệm người tiêu dùng trong thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử? Hoạt động bảo vệ người tiêu

dùng trong thương mại điện tử có những nét đặc thù riêng biệt nào so với bảo vệngười tiêu dùng truyền thống?

Giả thuyết 1: Người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử đạt được nhiều lợi ích nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro so với giao dịch theo

phương thức truyền thống do hoạt động thương mại điện tử có nhiều đặc điểm khác biệt so với thương mại truyền thống. Từ đó, yêu cầu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch điện tử có những đặc trưng riêng, đáp ứng tốc độ

phát triển của thương mại điện tử, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Câu hỏi 2: Nội dung các chếđịnh pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử và thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này?

Giả thuyết 2: Các chế định pháp luật quan trọng khi điều chỉnh vấn đề

bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử gồm: quyền của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

kinh doanh đối với người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; phương

thức giải quyết tranh chấp; hệ thống thiết chế bảo vệ người tiêu dùng; các chế

tài xử lý vi phạm.

Câu hỏi 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương

mại điện tử cần dựa trên các định hướng gì và giải pháp cụ thể như thế nào? Giả thuyết 3: Trả lời cho câu hỏi có cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử với tình hình cơng nghệ thơng tin ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp

bách. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật nước ngoài và nghiên cứu các vấn đề

xoay quanh bản chất và nội dung của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng trong thương mại điện tử sẽ làm rõ phương hướng hoàn thiện pháp luật tại Việt Nam hiện nay cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội, đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế. Đồng thời, tăng cường khả năng

thực thi các quy định pháp luật, phối hợp hành động giữa các cơ quan quản lý

KT LUN PHN TNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CU

Lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trong và ngồi nước. Các nghiên cứu đi trước có ý nghĩa nhất định cho việc đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo, trong đó có Luận án này. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá một cách tổng thể các quy

định của pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng

khi họ tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.

Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh cho rằng việc thực hiện nghiên cứu pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết. Nội dung nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa và hồn thiện những vấn đề lý luận; phân tích vàđánh giá các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề

xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định và cơ chế thực thi pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu của Luận án hy vọng sẽ cóý nghĩa

đáng kể cho việcđảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử đồng thời góp phần phát triển nền thương mại điện tửở Việt Nam.

Chương 1: NHNG VẤN ĐỀ LÝ LUN V BO V QUYN LI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUT BO V QUYN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)