Quyền được bảo vệ thông tin

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 98 - 102)

3. Cơ sở lý thuyết của luận án

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền của người tiêu dùng trong

2.1.2. Quyền được bảo vệ thông tin

Thông tin cá nhân của NTD rất đa dạng, được tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập, sử dụng, lưu trữ, chuyển giao nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: hồn thành giao dịch, thanh tốn, cung cấp các dịch vụ đi kèm sau bán hàng, xúc tiến thương mại, khảosát ý kiến… ,đây là một tài sản rất quý giá và quan trọng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thông tin cá nhân được định nghĩa trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như sau:

Tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, một trong những quy định pháp luật đầu tiên định nghĩa về Thơng tin cá nhân thì:

Thơng tin cá nhân là thơng tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thơng tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác. Có thể thấy, đây là một quy định rất cụ thể, từ việc định

nghĩa đến liệt kê những yếu tố được coi là thơng tin cá nhân, và cịn tiến thêm một bước sâu hơn, đó chính là quy định trong những thông tin này, thông tin

nào là bí mật cá nhân. Quy định này khá tương đồng với quy định của Điều 4.1 Quy định Bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu34" Dữ liệu cá nhân là bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc xác định hoặc nhận dạng một cá nhân cụ thể, một cá nhân có thể được xác định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tên, số định danh, thơng tin về vị trí, mã định danh trực tuyến, hoặc một vài yếu tố khác như thông tin về thể chất, sinh lý, di truyền, tinh thần, thông tin về kinh tế, văn hố, xã hội của cá nhân đó".

Khoản 15 Điều 3 Luật An tồn thơng tin mạng 2015 thì quy định văn tắt như sau: Thông tin cá nhân là thơng tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể. Quy định này tương tự với hướng dẫn của OECD về Bảo mật thông tin năm 2013.

Các quy định trên đều chỉ định nghĩa về thơng tin cá nhân nói chung, cịn Khoản 11 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD lại quy định cụ thể về NTD đồng thời dùng cụm từ "Bí mật cá nhân" thay cho "Thơng tin cá nhân" như sau: “Bí mật

cá nhân của người tiêu dùng là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các

biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thơng tin này khơng có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng".

Theo người viết, thông tin cá nhân của NTD bản chất cũng là thông tin gắn với việc xác định danh tính của cá nhân NTD cụ thể. Thơng tin này rất đa dạng, gồm: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số hộ chiếu, số căn cước công dân, thông tin y tế, tài chính, văn hố, xã hội… của NTD.

NTD thường được yêu cầu cung cấp những thơng tin của mình cho tổ

chức, cá nhân kinh doanh khi muốn mua bán một sản phẩm nào đó. Một vài hàng hóa có giá trị nhỏ thì NTD khơng cần thiết phải cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng với những loại hàng hóa có giá trị lớn thì việc cung cấp thơng tin như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại… là điều cần thiết để thuận tiện cho việc giao hàng hay chăm sóc hậu mãi sau này. Đặc biệt đối với một vài trường hợp NTD thực hiện việc giao dịch qua mạng internet thì họ cịn phải cung cấp những thơng tin như số thẻ ngân hàng, mã pin bảo mật… Những thông tin này rất quan trọng đối với NTD, nếu để lọt ra ngồi, họ có thể phải

gánh chịu những hậu quả không hay về vật chất, tinh thần. Với mục đích bảo vệ quyền lợi của NTD trước sự xâm hại của thương nhân, Luật BVQLNTD đã quy định các quyền của NTD, trong đó có quyền được bảo vệ thông tin như

sau: NTD được bảo đảm an toàn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”35. Bí mật thơng tin của NTD gồm rất nhiều loại thơng tin, có thể là chi tiết về nhân thân, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại… và đều phải

được tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng đúng mục đích và an tồn vì khi

những bí mật này bị tiết lộ sẽ ảnh hưởng đến đời sống riêng tư, công việc, tài sản, sức khỏe của NTD.

Ngoài việc được quy định trong Luật BVQLNTD năm 2010, vấn đề bảo vệ thông tin cũng được đặc biệt chú trọng tới trong Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015. Sở dĩ những văn bản này có những quy định cụ thể về việc bảo vệ thơng tin vì trên thực tế, những vụ việc liên quan tới vấn đề mua bán thông tin cá nhân của NTD chủ yếu xuất phát từ các nguồn như internet hay thiết bị viễn thông. Cụ thể, tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định “Cá nhân có

quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên mơi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thơng tin đó” 36,

quy định này tương tư như quy định tại Luật An tồn thơng tin mạng năm

201537. Vậy NTD khi thực hiện việc cung cấp thông tin cho thương nhân trên mạng internet có thể u cầu thương nhân phải đính chính lại những thơng tin

35 Khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010

36 Khoản 1 Điều 22 Luật công nghệthông tin năm 2006.

37Khoản 1 Điều 18 Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015 quy định: Chủ thể thơng tin cá

nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cập nhật, sửa đổi, hủy bỏ thơng tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ hoặc ngừng cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bên thứ ba.

sai lệch hoặc hủy bỏ những thơng tin đó khi thấy việc lưu trữ thơng tin là khơng cần thiết hoặc có nguy cơ để lộ thơng tin ra bên ngồi. Bên cạnh đó, NTD cịn có quyền được bảo đảm bí mật các thơng tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng theo quy định tại Điều 6 Luật Viễn thơng năm 2009. Có thể thấy, NTD khi sử dụng những phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại di động,…, những phương tiện công nghệ cao và thường bị mất cắp thông tin cá nhân khi sử dụng những phương tiện này, đều được những văn bản pháp luật chuyên biệt điều chỉnh, đảm bảo quyền được bảo vệ thơng tin của NTD nói chung và trong mơi trường mạng, viễn thơng nói riêng.

Mặc dù được quy định trong khá nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng các quy định này vẫn còn khá đơn sơ, chủ yếulà quy định về mặt nguyên tắc mà chưa cụ thể được NTD có quyền gì và sẽ thực hiện quyền đó như thế nào đối với việc bảo vệ thông tin của bản thân. Pháp luật Việt Nam nên học tập quy định của Liên minh Châu Âu, tại Chương 3 Quy định Bảo vệ dữ liệu chung,

từ Điều 12 đến 23 là các quyền cụ thể của chủ thể dữ liệu đối với thơng tin của mình, ví dụ như quyền u cầu các thông tin của tổ chức, cá nhân xử lý thông tin; quyền truy cập dữ liệu; quyền cải chính thơng tin; quyền xố bỏ thơng tin; quyền từ chối việc xử lý thông tin, … và quy định rất cụ thể việc thực hiện các quyền này như thế nào. Việc quy định cụ thể giúp cho NTD cũng như tổ chức, cá nhân thu thập thông tin dễ dàng hiểu và áp dụng các quy định này, tránh gây thiệt hại khơng đáng có đến NTD.

Thực trạng buôn bán dữ liệu cá nhân của khách hàng, của người tiêu dùng diễn ra phổ biến và có riêng các trang web chun mua bán các thơng tin này và chúng ta có thể dễ dàng truy cập, tình trạng các website như

danhsachkhachhang.com, datakhachhang.net, danhsachmoi.com… rao bán thông tin cá nhân hay thậm chí được cho tải miễn phí từ đường link Google tài

liệu đăng tải trên mạng đang diễn ra tràn lan38. Để tránh các hậu quả bất lợi có thể xảy ra với tài sản, danh tính của người tiêu dùng, bản thân người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong việc cung cấp thông tin cho thương nhân nếu những thơng tin đó khơng phải là cần thiết choviệc thực hiện giao dịch điện tử. Đồng thời cũng cần phải thực thi các quy định pháp luật một cách triệt để về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia vào thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)