Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 105 - 108)

2. Trình độ học vấn và chuyên môn của

3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

dụng đất nông nghiệp

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng là yêu cầu nâng cao giá trị sản lượng và ưu thế cạnh tranh trên thị trường cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Tuyển chọn giống cây trồng vật nuôi tốt từ nguồn Gen sẵn có của nước ta, nghiên cứu cải tạo để có những giống tốt. Đồng thời nhập những giống cây trồng tốt của khu vực và của các nước tiên tiến để tạo ra bộ giống phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương.

- Tập trung nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của giống để nông nghiệp được áp dụng phần lớn các giống đã có ưu thế lai. Hướng tập trung chủ yếu vào các giống lúa, ngô, rau, quả. Đây là hướng đột phá để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường ngày càng cao trong nước và trên thế giới.

- Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà Plastic để nhân giống quí hiếm, công nghệ nhà lưới nhân giống và sản xuất rau, hoa, dược liệu, sinh vật cảnh ... Ứng dụng công nghệ tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, công nghệ sinh học thuỷ canh.

- Đẩy mạnh sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh từ các nguồn phế thải hữu cơ và sản xuất, sử dụng các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu, trừ cỏ có ngườn gốc thực vật hoặc bằng các công nghệ hóa sinh hiện đại không gây độc hại cho môi trường.

- Phát triển mạnh công nghệ chế biến nông sản trên cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào việc bảo quản nông sản phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với yêu cầu thời tiết khắc nghiệt, giảm bớt những tổn thất sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm lâu dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Để đáp ứng có hiệu quả việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ, đầu tư cao cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, có sự gắn kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Sở Khoa học - Công nghệ thành phố để ứng dụng nhanh thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh, với mục tiêu đến năm 2020 để Thái Nguyên là địa phương đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp của khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

- Đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao qui mô lớn (nghiên cứu - thực nghiệm - trình diễn - sản xuất), với mục tiêu tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, là nơi huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, là mô hình dẫn dắt, là trung tâm công nghệ cao về nông nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc.

- Đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh cây thực phẩm, cây cảnh. Rà soát qui hoạch và đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các vùng chuyên canh cây thực phẩm (xây dựng đồng ruộng, hệ thống tưới tiêu khoa học, giao thông nội đồng... ). Bên cạnh đó xây dựng và hình thành một số vùng chuyên trồng hoa, sinh vật cảnh... nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

- Coi trọng công tác phổ biến khoa học – công nghệ cho những người trực tiến sản xuất (nông dân); đồng thời đào tạo, bồi dưỡng lớp người lao động mới có khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học – công nghệ mới; biết làm nghề nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một cách khoa học, có kỹ năng quản lý, có kiến thức thị trường để lựa chọn nghề sản xuất ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

- Củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các đơn vị phục vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm - ngư (sau đây gọi tắt là khuyến nông), nhằm giúp nông dân nâng cao trình độ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:

+ Rà soát, bố trí lại đội ngũ cán bộ có khả năng đảm đương được công việc nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức phục vụ nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

+ Có chính sách đãi ngộ về tiền lương gắn với kết quả, hiệu quả cụ thể của cán bộ khuyến nông về công tác cơ sở.

+ Củng cố tổ chức và đổi mới nội dung, cách thức hoạt động khuyến nông theo hướng tăng cường cán bộ khuyến nông xuống cơ sở tư vấn giúp dân theo phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân”. Đầu tư trang thiết bị, hiện đại hoá phương tiện truyền đạt thông tin khuyến nông, để hỗ trợ cho công tác đào tạo, huấn luyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.

+ Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan các mô hình sản xuất tiên tiến, các buổi trình diễn kỹ thuật học tập kinh nghiệm, kết hợp lý thuyết với thực hành, coi trọng kỹ năng thực hành. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nông dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.

+ Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với các cơ sở chế biến cần nghiên cứu từng bước đổi mới công nghệ ở các cơ sở cũ, có chiến lược đầu tư đi tắt đón đầu đối với các cơ sở sẽ xây dựng mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)