Quan điểm phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 96 - 98)

2. Trình độ học vấn và chuyên môn của

3.1.1.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH

PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015 THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Cơ sở của định hƣớng

3.1.1.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đất nông nghiệp

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp ngày càng tăng lên và chính điều này làm cho diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho đời sống ngày càng gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất từ nông nghiệp.

Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, muốn nền kinh tế đi lên thì đòi hỏi phải phát triển nền nông nghiệp một cách vững chắc. Điều đó đòi hỏi nông nghiệp phải phấn đấu tăng diện tích thâm canh, tăng nhanh năng suất cây trồng. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố phải trên cơ sở phát huy mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, địa phương nhằm tạo ra vùng sản xuất tập trung chuyên canh, hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp gắn liền nền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển theo hướng đa dạng hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố để đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu quanh năm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng đa dạng hóa phải kết hợp chặt chẽ với tập trung hóa và chuyên môn hóa để tránh tình trạng sản xuất manh mún với chất lượng sản phẩm thấp.

Sản xuất tập trung mới tạo điều kiện để chuyên môn hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản xuất nông nghiệp. Tập trung chuyên môn hóa tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, qua đó tạo điều kiện hình thành công nghiệp chế biến và phát triển hệ thống phân phối nhằm gắn sản xuất với tiêu dùng, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với

nền sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH

Là xu thế phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội mà thực chất là tăng cường cơ sở hạ tầng, đưa nhanh và có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất, chế biến, công nghệ sau thu hoạch. CNH-HĐH nông nghiệp nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có tỷ suất hàng hóa cao và đa dạng với chất lượng sản phẩm ngày càng cao trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với

nền nông nghiệp đô thị sinh thái

Phát triển sản xuất vì mục tiêu kinh tế để đạt được hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đi đôi với bảo vệ môi trường và tái tạo môi trường sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quan điểm kinh tế sinh thái và môi trường đòi hỏi không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà phải xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định, vì lợi ích toàn diện và lâu dài. Trong nông nghiệp cần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững dựa trên cơ sở tôn trọng các quy luật tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và bền vững.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Công nghệ sản xuất phù hợp với môi trường thông qua việc cải thiện môi trường sinh thái như chất lượng mặt nước, chất lượng không khí, chất lượng đất.

Phát triển nông nghiệp phải gắn liền sự đa dạng của các loại vật nuôi, cây trồng tạo ra mức độ bền vững của hệ sinh thái nông – lâm – thủy sản.

Trên đây là những quan điểm chủ yếu có liên quan hữu cơ với nhau, nhằm định hướng cho việc thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp Thành phố. Tổ chức triển khai và thực hiện hệ thống kinh tế kinh doanh theo những quan điểm đó sẽ từng bước tạo tiền để cho sự phát triển vững chắc của nền kinh tế nông nghiệp ở thành phố một cách ổn định và đạt hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)