Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

Theo hệ thống phân loại đất áp dụng cho bản đồ đất tỷ lệ lớn của Việt Nam, thành phố Thái Nguyên có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua: tổng diện tích đất phù sa 3.125,32 ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố ở dọc sông Cầu và sông Công thuộc các xã Lương Sơn, phường Hương Sơn, Cam Giá, Túc Duyên, Quang Vinh, xã Phúc Xuân và xã Phúc Trìu. Loại đất này thích hợp với trồng lúa chủ yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glay yếu: Diện tích 100,19 ha, chiếm 0,57% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố chủ yếu ở xã Phú Xá, loại đất này thích hợp với đất trồng lúa.

- Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính, ít chua: được phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Tân Cương, tổng diện tích là 397,84 ha, chiếm 2,53% tổng diện tích đất tự nhiên, loại đất này thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp như chè.

- Đất PcB1 bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nhẹ: diện tích 271,3 ha chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu thuộc xã Thịnh Đức, đất thích hợp cho trồng lúa, trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất PcB2 bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng: tổng diện tích là 545,60 ha, chiếm 3,08% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất được phân bố chủ yếu ở các phường Gia Sàng, Đồng Quang, Tân lập,... là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị bào mòn, rửa trôi rất thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm Feralitic trên nền thành phần cơ giới trung bình PcB3: tổng diện tích là 271,78 ha, chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, đất thích hợp cho trồng lúa – màu và cây công nghiệp ngắn ngày, phân bố chủ yếu ở phường Gia Sàng, Đồng Quang.

- Đất dốc tự bạc màu có sản phẩm Feralit: tổng diện tích 59,20 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác tại các xã Phúc Trìu, Gia Sàng,... loại đất này thích hợp với việc trồng lúa – màu – cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám Feralit trên đá cát: tổng diện tích 3.653,3 ha, chiếm 20,63% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có thành phần cơ giới cao, loại đất này ưu tiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trồng rừng, phân bố tại các xã phường Thịnh Đức, Thịnh Đán, Tân Cương, Phú Xá, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Hà, Tích Lương.

- Đất xám Feralit trên đá sét và biến chất: tổng diện tích 3.178,76 ha, chiếm 17,95% tổng diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao trong đất, phân bố rải rác ở các xã phường, rất thích hợp với trồng cây gây rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu những ảnh hƣởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)