Đánh giá tác động các điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế đến tiềm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu của luận án

2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm

2.1.2. Đánh giá tác động các điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế đến tiềm

đến tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo chủ yếu vùng Trung du miền núi phía Bắc

2.1.2.1. Tác động đến tiềm năng phát triển sản xuất, cung ứng sản phẩm NLTT

Các điều kiện tự nhiên cho thấy vùng TDMNPB có tiềm năng lớn về phát triển nguồn cung NLTT, đặc biệt là tiềm năng lớn về Thủy điện. Trong đó, tiềm năng Thủy điện qui mơ nhỏ và cực nhỏ được phân bố rông khắp các tỉnh trong vùng. Các tiềm năng NLTT (NLMT, Gió, Địa nhiệt, Sinh học) chỉ ở mức trung bình và phục vụ cho nhu cầu năng lượng qui mô nhỏ, phân tán ở qui mơ trang trại, các hộ gia đình. Cụ thể:

1) Tiềm năng về Thủy điện: Với điều kiện địa hình chia cắt, sơng suối nhiều và có độ chênh lệch lớn về dịng chảy, tạo ra thủy năng mạnh, theo khảo sát điều tra, vùng đồng bằng và TDMNPB có tiềm năng cao về phát triển thủy điện vượt trội cao so với các loại NLTT khác trong vùng và so với cả nước. Trong đó, tiềm năng Thủy điện lớn đã được khai thác, cịn lại chủ yếu là tiềm năng TĐN và cực nhỏ với cơng suất ≤30MW. Hiện có khoảng 10.612 vị trí với tổng cơng suất có thể lắp đặt khoảng 371,40 MW (quy mơ cơng suất từ 200W÷ 30MW/trạm). Cụ thể, các tỉnh có tiềm năng TĐN, bao gồm: Phú Thọ; Tun Quang; n Bái; Bắc Kạn; Thái Ngun; Hồ Bình.

2) Tiềm năng về điện Gió: Dựa vào dữ liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn, tiềm năng điện Gió tại vùng TDMNPB được đánh giá là không cao, trong vùng tốc độ gió phù hợp cho phát triển điện Gió chỉ có khu vực cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên).

3) Tiềm năng về điện Mặt trời: Các tỉnh vùng TDMNPB có lượng BXMT khác nhau và thay đổi theo mùa. Đông Bắc số giờ nắng trong năm 1.600 - 1.750 giờ , Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) là 3,3 – 4,1. Tây Bắc số giờ nắng trong năm 1.750- 1.800 giờ, Cường BXMT (kWh/m2, ngày) là 4,1- 4,9. Các tỉnh có số giờ nắng cao nhất là các tỉnh Điện Biên, Sơn La, thời điểm trong năm khai thác hiệu quả NLMT khu vực này là vào tháng 3 - tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác là rất thấp.

4) Tiềm năng về năng lượng Sinh khối: Với diện tích rừng hiện có và tốc độ phát triển rừng trồng trong giai đoạn vừa qua, vùng Trung du Bắc Bộ là vùng giàu tiềm năng sinh khối (NLSK), đặc biệt là củi vẫn là nguồn chất đốt quan trọng cho đun nấu

và chế biến nông sản ở các vùng nông thôn, phụ phẩm nơng nghiệp như trấu, rơm rạ, bã mía, thân cây đậu... Ngồi ra, NLSK có nguồn gốc động vật (phân động vật, phụ phẩm lò mổ, chế biến thực phẩm… ) có thời gian phân huỷ khơng dài và năng suất KSH cao. Hầu hết các tỉnh vùng hiện đang chuyển dịch chăn ni theo hướng khuyến khích và tăng chăn ni tập trung như trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ. Nếu các trang trại đều áp dụng công nghệ KSH để xử lý chất thải và thu hồi năng lượng thì sản lượng KSH trung bình hàng năm vào khoảng 931.738.238 m3/năm, tương đương 521.773 TOE cho việc cấp nhiệt.

5) Tiềm năng về sản xuất nhiên liệu Sinh học: Vùng nguyên liệu sắn cho Nhà máy sản xuất Ethanol tập trung ở các tỉnh TDMNPB bao gồm 7 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Tuyên Quang. Tiềm năng lý thuyết sản xuất ethanol của vùng đến năm 2020 có thể lên đến 248 triệu lít/năm. Tuy nhiên, quy hoạch quỹ đất của các tỉnh, diện tích trồng sắn sẽ khơng tăng.

6) Tiềm năng về năng lượng Địa nhiệt: Trong số các tỉnh vùng TDMNPB trong nghiên cứu này chỉ có 7 tỉnh có tiềm năng về năng lượng Địa nhiệt. Tây Bắc có 79 nguồn Địa nhiệt, trong đó xét theo cấp nhiệt độ thì chỉ có 3 nguồn thuộc loại nước rất nóng (2 nguồn thuộc tỉnh Điện Biên, 1 nguồn thuộc tỉnh Tuyên Quang), cịn lại 34 nguồn nước nóng vừa và 32 nguồn nước ấm.

2.1.2.2. Tác động đến nhu cầu sử dụng sản phẩm năng lượng tái tạo

Trên địa bàn các tỉnh vùng TDMNPB, năng lượng tái tạo đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt nhờ tiềm năng lớn về NLTT, đặc biệt là năng lượng Thủy và năng lượng Sinh khối (gỗ, củi). Tuy nhiên, xét về phương diện thị trường SPNLTT, các yếu tố về điều kiện, tự nhiên, kinh tế - xã hội đang và sẽ có một số tác động chủ yếu đến nhu cầu thị trường SPNLTT như:

1) Tổng qui mô nhu cầu tiềm năng trên thị trường năng lượng nói chung các sản phẩm NLTT của vùng TDMNPB thấp hơn so với mức trung bình cả nước. Bởi vì, qui mơ nhu cầu trên thị trường nói chung phụ thuộc vào qui mơ dân số, mức thu nhập và khả năng chi trả của người dân.

Thực tế cho thấy, tại vùng TDMNPB, mặc dù qui mô dân số năm 2019 là 12.569,3 người, chiếm 13,03% cả nước, nhưng mật độ dân số thấp cộng với xu hướng giảm dân số cơ học và mức qui mô GRDP và mức thu nhập bình qn đầu người cịn thấp. Đồng thời, trong cơ cấu kinh tế chung của các tỉnh thì tỷ trọng các ngành ít tiêu dùng năng lượng - nơng, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.

TDMNPB thì qui mơ và mật độ nhu cầu sử dụng sản phẩm NLTT hiện tại còn khá thấp so với mức trung bình cả nước.

2) Nhu cầu, tiềm năng về sản phẩm năng lượng tái tạo vùng TDMNPB

Trong giai đoạn vừa qua, vùng TDMNPB đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng như các trang trại trong vùng TDMNPB cũng đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đây là những yếu tố làm gia tăng nhanh lượng khách hàng tiềm năng là các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường năng lượng. Đồng thời, triển vọng gia tăng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm, thiết bị sử dụng điện kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng điện. Xu hướng gia tăng nhu cầu tiềm năng sẽ kích thích phát triển nguồn cung SPNLTT và do đó sẽ là tăng tỷ trọng nhu cầu về SPNLTT trong vùng.

3) Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm NLTT trong vùng TDMNPB sẽ thúc đẩy nhu cầu về các thiết bị chuyển đổi sản phẩm NLTT qui mô vừa và nhỏ.

Tiềm năng NLTT của vùng TDMNPB chủ yếu là Thủy điện, trong đó tiềm năng Thủy điện lớn đã được khai thác, còn lại chủ yếu là tiềm năng thủy điện nhỏ. Các tiềm năng NLTT khác chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình và thấp. Đồng thời, đặc điểm phân bố dân cư trong vùng khá phân tán.Việc phát triển các nguồn Cung NLTT tập trung sẽ làm tăng chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng phân phối… Do đó, nhu cầu sử dụng NLTT trong vùng TDMNPB có thể sẽ phát triển theo hai hướng chính: Một là, nhu cầu sử dụng sản phẩm NLTT phân tán theo nhóm nhỏ (xã, huyện); Hai là, các hộ gia đình, kể cả các doanh nghiệp, các trang trại và các tổ chức khác cũng sẽ có xu hướng mua sắm các thiết bị chuyển đổi NLTT “Đầu-Cuối” để thỏa mãn nhu cầu năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng dân cư.

2.1.2.3. Tác động đến mức giá sản phẩm năng lượng tái tạo

Mặc dù, nguồn NLTT là sẵn có, hầu như là vơ hạn và miễn phí, nhưng việc chuyển đổi thành sản phẩm NLTT để cung ứng rộng rãi trên thị trường năng lượng phụ thuộc lớn vào khả năng cơng nghệ, chi phí đầu tư, vận hành và phân phối. Tại vùng TDMNPB, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có thể gây tác động làm tăng chi phí sản xuất, phân phối sản phẩm NLTT do:

1) Qui mô sản xuất sản phẩm NLTT, trừ thủy điện qui mô vừa và lớn đã được khai thác, cịn lại chủ yếu có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, chi phí sản suất, nhất là đối với các cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu nhóm nhỏ khó đạt được mức chi phí cận

biên điều này tác động đến mức giá sản phẩm NLTT.

2) Việc phân phối các sản phẩm năng lượng nói chung và sản phẩm điện NLTT nói riêng địi hỏi hệ thống hạ tầng chuyên biệt (mạng lưới truyền tải điện, mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu sinh học,…). Trong khi đó, nhu cầu trong vùng TDMNPB có qui mơ tương đối nhỏ và phân bố phân tán. Điều đó sẽ làm tăng chi phí lưu thơng và tăng giá bán trên thị trường.

3) Việc sử dụng thiết bị đầu - cuối để chuyển đổi năng lượng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu năng lượng của các hộ gia đình, trang trại, các tổ chức và các doanh nghiệp tuy giảm được chi phí cung ứng, nhưng lại làm tăng vốn đầu tư ban đầu và các chi phí liên quan đến vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

Tóm lại, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng TDMNPB vừa có những tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến tiềm năng phát triển thị trường SPNLTT. Những tác động tích cực liên quan đến sự sẵn có các nguồn NLTT, triển vọng tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng năng lượng nói chung và sản phẩm điện NLTT nói riêng, cũng như những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm điện NLTT.

Tuy nhiên, những tác động tích cực đó mới dừng lại ở dạng tiềm năng. Ngược lại, những tác động tiêu cực đến tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm NLTT lại có mức độ hiện hữu cao hơn, bao gồm những khó khăn trong thực hiện chuyển đổi NLTT, thương mại hóa các SPNLTT, khả năng chi trả cho SPNLTT, hoặc các thiết bị chuyển đổi NLTT của doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)