Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Trang 50 - 52)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tá

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

Việc đánh giá sự phát triển thị trường SPNLTT qua các giai đoạn có thể dựa vào các nguồn số liệu thống kê và các cơ sở dữ liệu thông qua các cuộc điều tra, khảo sát. Các số liệu thống kê hàng năm là căn cứ để xác định các tiêu chí phản ánh xu hướng biến động về qui mơ, cơ cấu của thị trường.

phản ánh về mặt chất lượng phát triển của thị trường.

Đánh giá sự phát triển thị trường SPNLTT bao gồm các tiêu chí phản ánh xu hướng gia tăng về qui mô, cơ cấu thị trường, các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển (mặt chất lượng) của thị trường và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của thị trường đối với nền kinh tế.

a) Tiêu chí phản ánh tăng trưởng qui mơ, chuyển dịch cơ cấu của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo qua các năm, giai đoạn, bao gồm:

- Tốc độ gia tăng tổng số lượng, qui mô doanh nghiệp trong ngành sản xuất năng lượng; Tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp ở từng lĩnh vực sản xuất sản phẩm năng lượng tái tạo (điện, khí, nhiên liệu lỏng)

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng SPNLTT qua các năm và qua các giai đoạn; Tốc độ tăng trưởng sản lượng từng sản phẩm năng lượng tái tạo (điện, khí, nhiên liệu lỏng);

- Tốc độ gia tăng tổng doanh số tiêu thụ SPNLTT qua các năm và các giai đoạn; Tốc độ gia tăng doanh số tiêu thụ từng loại SPNLTT qua các năm.

b) Tiêu chí phản ánh trình độ phát triển (chất lượng) của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo qua các năm, giai đoạn, bao gồm:

- Trình độ cơng nghệ và xu hướng nâng cấp công nghệ chuyển đổi tài nguyên năng lượng tái tạo tại các doanh nghiệp sản xuất phân phối năng lượng.

- Chênh lệch trình độ cơng nghệ chuyển đổi năng lượng tái tạo so với mức tiên tiên trên thế giới, khu vực.

- Xu hướng giá cả công nghệ chuyển đổi tài nguyên năng lượng tái tạo và tỷ lệ nội địa hóa cơng nghệ này.

- Mức độ thuận lợi hóa về thủ tục gia nhập thị trường, chuẩn bị và thực hiện đầu tư, tiếp cận thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Sự sẵn có các điều kiện cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất, phân phối vả tiêu dùng sản phẩm năng lượng tái tạo.

- Tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường….

c) Tiêu chí phản ánh hiệu quả của thị trường SPNLTT qua các năm, giai đoạn, bao gồm:

- Xu hướng biến động về chi phí và giá cả của sản phẩm năng lượng tái tạo và so với các sản phẩm năng lượng truyền thống.

thải các bon dành cho các nước).

- Tỷ lệ các khu vực dân cư, nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa do các hộ dân sinh sống phân tán tại các khu vực có đặc điểm địa hình đồi núi cao, phân cắt nhiều nơi chưa có đường giao thơng dẫn đến suất đầu tư lớn, không thể đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia sẽ được điện khí bằng nguồn năng lượng tái tạo.

- Xu hướng thay đổi tỷ lệ chi cho tiêu dùng sản phẩm năng lượng trong tổng chi tiêu của dân cư và phân biệt tỷ lệ đó theo mức độ sử dụng năng lượng tái tạo.

d) Tiêu chí về phát triển địa bàn, thị phần, công suất - Năng lượng đầu người E/người; E NLTT/ người - Cường độ năng lượng E/GDP; E NLTT/GDP

- Phát triển về dạng năng lượng tái tạo: Sinh khối, Thủy điện, Gió, Mặt trời.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)