6. Kết cấu của luận án
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo
Hermann Scheer (1993), The Solar Manifesto, đã đưa ra những cơ sở cho con đường đã dẫn tới việc các đơn vị năng lượng tái tạo được lắp đặt mới hàng năm như
hiện nay cạnh tranh với các đơn vị sử dụng nguồn điện được lắp đặt truyền thống. Cuốn Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc cung cấp một tấm bản đồ thiết thực và đầy cảm hứng cho chặng tiếp theo của chuyến hành trình. Theo Hermann Scheer, “Những cơng nghệ bắc cầu” (bridging technologies) như thu giữ và lưu trữ các-bon hay năng lượng hạt nhân, kể cả (hay đặc biệt là) khi được nói bởi các nhà mơi trường học, đều thực sự gây hại đến chương trình nghị sự mang tính cấp bách hơn về việc chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Thay vì thế, ơng cung cấp những ví dụ về cơng nghệ đang khả thi (về mặt kinh tế) hiện nay và chỉ rõ chi tiết về các điều kiện chính sách và thị trường sẽ cho phép những điều đó phát triển tốt.
N. Armaroli, V. Balzani (2008), Nhà xuất bản Zanichelli (Powering Planet Earth: Energy Solutions for the Future, by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone) “Cung cấp năng lượng cho trái đất”, thu hút được sự quan tâm và được đánh giá cao từ cả hai phía cơng chúng và cộng đồng các nhà khoa học. Kể từ khi sự quan tâm đến vấn đề năng lượng đã trở nên cấp bách, đặc biệt là sau thảm họa điện hạt nhân Fukushima, cuốn sách đã được tái bản năm 2011 với những dữ liệu có liên quan và thảo luận được cập nhật về hậu quả của các quyết định năng lượng đã được thực thi tại châu Âu. Cuốn sách sau đó đã dẫn đến những mở rộng phân tích về vấn đề năng lượng tại Canada, nước Mỹ và Vương quốc Anh. Thế hệ trẻ phải được nhận thức rằng họ sẽ phải chịu gánh nặng của những di sản năng lượng không lạc quan và phủ đầy hoa hồng của chúng ta để lại, và bởi vậy họ cần phải được thông tin đầy đủ về những vấn đề năng lượng mà Xã hội đang phải đối mặt với nguồn lực hạn chế có sẵn trên tàu vũ trụ Trái đất và sự bừa bãi của chúng ta trong việc tiêu thụ năng lượng.
Nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản & Công ty Điện lực Tokyo (2008), nghiên cứu tổng sơ đồ phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đã nghiên cứu về những thách thức về nguồn cung năng lượng tái tạo đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp của việc thiết lập thị trường năng lượng cạnh tranh đặt ra những chính sách như sau “Thị trường năng lượng sẽ được thiết lập để khuyến khích cạnh tranh giữa những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển nhanh và chấp nhận được của ngành năng lượng” (1) Bổ sung, phát triển mới những tài liệu hợp pháp cho ngành năng lượng; (2) Xúc tiến cải cách quản lý, tách rời chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý doanh nghiệp - sản xuất; (3) Ngăn chặn độc quyền nhà nước thông qua việc thực hiện cổ phần hố thí điểm và mở rộng cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Sẽ có những cơ chế phù hợp cho việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt
là các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của những dự án năng lượng; (4) Phát triển các mơ hình và từng bước thiết lập thị trường năng lượng phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội của Việt Nam;
Hermann Scheer (2010), Mệnh lệnh năng lượng bắt buộc, 100% tái tạo ngay bây giờ (The Energy Imperative: 100% Renewable Now, by Hermann Scheer) đã là một trong những người khởi xướng hàng đầu về năng lượng tái tạo. Trong cuốn sách này, ơng đã đưa ra tầm nhìn cho một hành tinh được cung cấp bởi 100% năng lượng tái tạo và xem xét những yếu tố bắt buộc về đạo đức và kinh tế căn bản cần cho một cuộc thay đổi như vậy. Quan trọng hơn, ơng đã chứng minh vì sao thời điểm cho sự dịch chuyển đó là ngay bây giờ.
REN21 (2017), Cho thấy một sự chuyển đổi năng lượng tồn cầu đang diễn ra thuận lợi, cơng suất lắp đặt năng lượng tái tạo, chi phí giảm nhanh, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió cùng với tăng trưởng kinh tế giảm phát thải khí từ ngành năng lượng liên tiếp trong ba năm. Hiện trạng năng lượng tái tạo toàn cầu REN21, nghiên cứu cho thấy sự chuyển đổi năng lượng tái tạo toàn cầu đang diễn tiến thuận lợi với những con số về công suất lắp đặt mới của năng lượng tái tạo, chi phí giảm mạnh, đặc biệt là về năng lượng mặt trời và năng lượng gió
Báo cáo Đánh giá năng lượng toàn cầu - Hướng tới một tương lai bền vững, do Học viện Quốc tế về Phân tích các hệ thống ứng dụng (IIASA, 2012), đã nhận định rằng các nguồn NLTT có trữ lượng phong phú, sẵn có và chi phí sản xuất ngày càng rẻ. Cần thay đổi cơ bản trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chuyển đổi hướng tới các hệ thống năng lượng sạch và ít phát thải khí nhà kính. Các chuyên gia của IIASA nhận định rằng cần có cách tiếp cận tổng thể trong phát triển bền vững các thị trường năng lượng, trong đó các chính sách năng lượng cần kết hợp với các chính sách trong các ngành công nghiệp, xây dựng, đơ thị hóa, giao thơng vận tải... Quan trọng hơn, cần có chính sách, quy định và các cơ chế đầu tư ổn định thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng năng lượng hiệu quả và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng nói chung và điện năng nói riêng.
Renenergy Hub (2021), Nhà cung cấp và cố vấn các giải pháp công nghệ cho thị trường năng lượng và các-bon, để tạo ra một tấm pin mặt trời, bắt buộc phải có một số thành phần như bạc, đồng, niken, amorphous silicon, cadmium telluride và copper indium gallium selenideone. Q trình hố học chiết tách các chất này sẽ dẫn đến phát thải. Trong quá trình sản xuất các tấm pin mặt trời, người ta sử dụng Polysilicon – một vật liệu bán dẫn được tinh chế từ thạch anh – sản phẩm đá đặc sau khi sa thạch bị nghiền nát giữa các mảng kiến tạo. Loại vật liệu này được nung trong lị nướng khổng
lồ và được xử lý bằng hóa chất đến khi ngưng tụ thành những thỏi polysilicon gần như tinh khiết. Sau đó người ta dát mỏng polysilicon bằng cưa kim cương, rồi cắt thành các hình vng, tạo ra pin mặt trời, biến ánh sáng mặt trời thành điện năng.