Sơ đồ 2 .3 Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất của Cơng ty
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
thủy sản sang thị trường EU của công ty BIDIFISCO
2.4.1. Mơi trường kinh doanh quốc tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trường EU
Với khu vực đồng Euro, chỉ số niềm tin kinh doanh cho thấy nền kinh tế đã ổn định và phục hồi. Tăng trưởng kinh tế đạt 0,5% trong năm 2013 và dự kiến 1% trong năm 2014. Tuy nhiên, hệ thống tài chính phân tán trong khu vực đồng Euro và nợ công cao trong tất cả các nền kinh tế phát triển vẫn chưa được giải quyết và có thể gây ra những cuộc khủng hoảng mới. đến nay KNXK của cơng ty BIDIFISCO cịn phụ thuộc khá nhiều vào tình hình giải quyết nợ cơng của Hy Lạp. Tốc độ tăng KNXK của công ty trong năm 2013 chậm so với năm 2012.
Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế
Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia ở Châu Âu. Đó là các thành viên của EU, sau đây là quá trình hình thành và phát triển của EU
- 18/4 tại Paris, Hiệp định thành lập Cộng Đồn than và thép Châu Âu được kí kết. Đây là tổ chức tiền thân của EU sau này. Với 6 nước thành viên: Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Lucemburg
- 1957, kí "Hiệp ước Roma" thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- 1967, sáp nhập 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- 1/1993, Hiệp ước Maastricht (Hà Lan) có hiệu lực: Cộng đồng châu Âu đổi thành Liên minh châu Âu (EU) gồm 15 nước thành viên (đến 2007 là 27 nước) nhằm liên minh các nước trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
- Đến tháng 1 năm 2002, các nước EU đã sử dụng đồng tiền chung châu Âu được gọi là EURO.
chính trị lớn nhất hành tinh, có tổ chức chặt chẽ nhất và thành công nhất so với các tổ chức liên kết khu vực khác hiện nay.
Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường EU
EU là một khối đồng nhất nhưng nền văn hóa và tâm lý tiêu dùng rất khác nhau. Cho nên doanh nghiệp không thể sản xuất hàng hóa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng cho một nước phải thích ứng với 27 nước cịn lại là một thách thức. EU là một khối đồng nhất nhưng nền văn hóa và tâm lý tiêu dùng rất khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cần nỗ lực để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng cho 27 nước thành viên. EU vẫn cịn chính sách bảo vệ sản xuất nội khối, cho nên nếu muốn xuất khẩu nhanh vào thị trường này sẽ dễ bị chính sách tự vệ, chống bán phá giá.
Đối với mặt hàng thủy sản thì EU thực sự là thị trường khó tính có tính chọn lọc cao. Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thủy sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động của môi trường ô nhiễm, do chất phụ gia không được phép sử dụng... Với mặt hàng thủy sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ dùng sản phẩm đống gói, ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số, mã vạch. Người tiêu dùng EU tẩy chay các loại thủy sản nhập khẩu có chứa Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahacnoliticus, hay có chứa hàm lượng chất kháng sinh cao... Người Châu Âu ngày càng ăn nhiều thủy sản vì họ cho rằng sẽ giảm béo mà vẫn khỏe mạnh.
Người Châu Âu có sở thích tiêu dùng của người Châu Âu rất cao, rất sang. Tuy nhiên, vẫn chia thành 3 nhóm tương ứng sau:
1. Nhóm có khả năng thanh tốn ở mức cao chiếm 20%
2. Nhóm có khả năng thanh tốn ở mức trung bình chiếm 68% 3. Nhóm có khả năng thanh tốn ở mức thấp
Đối tượng dùng hàng của Công ty BIDFISCO chủ yếu là thuộc nhóm 1 và nhóm 2.
Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường EU
EU là tập hợp những quốc gia phát triển là cái nôi của nền công nghiệp thế giới với mức sống cao nên yêu cầu của họ về sản phẩm cũng rất cao. Cho nên đối với thị trường này, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, những sản phẩm được chế biến từ một dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn.
Chính sách thương mại của EU
Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó
Trong giai đoạn 2006-2020, kinh tế EU được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2,1%/năm. Với những thế mạnh nhất định, kể cả những lợi ích kỳ vọng từ tăng cường tự do hố thương mại và tăng trưởng kinh tế, EU đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất vào năm 2010. Với vị trí là nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, chính sách thương mại nhiều vào tiến trình tự do hố thương mại và phát triển của thế giới, có vai trị to lớn trong việc hình thành và điều chỉnh q trình tồn cầu hố. Việc EU duy trì khả năng cạnh tranh quốc tể của mình đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua tự do hoá các quy định thương mại quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung và Cơng ty BIDIFISCO nói riêng.
Chính sách thương mại ngoại khối
Chính sách thương mại nơi khối chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và vân hành thị trường chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm sốt biên giới, lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan ( xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thơng hàng hóa, sức lao động, dịch vụ và vốn; điều hịa các chính sách kinh tế và xã hội của các quốc gia nước thành viên. Thị trường chung Châu Âu dựa trên việc di chuyển 4 yếu tố hàng hóa, dịch vụ vốn và lao động. Để đảm bảo cho việc tự do di chuyển bốn yếu tố này thì giữa các nước thành viên EU phải nhất trí áp dụng những biện pháp cụ thể ghi trong Hiệp Ước về Liên Minh Châu Âu nhằm bảo hộ sự tự do trên thị trường.
Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở hiệp định. Tất cả đều được dựa trên các nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được xủ dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kĩ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
EU là thị trường rộng lớn và thu hút mạnh mẽ hàng hóa xuất khẩu của các nước trên thế giới.Chính vì vậy mức độ cạnh tranh trên thị trường này diễn ra quyết liệt. Tuy được xem là thị trường như mơ nhưng EU lại có nhiều hàng rào kĩ thuật để cản trở doanh nghiệp của nước xuất khẩu, và BIDIFIXCO cũng năm đối tượng cần phải vượt qua ròa cản kĩ thuật đó. Các quy định về VSATTP để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở EU cũng rất chặc chẽ. Nhìn chung chính sách thượng mại của EU có tính chất hai mặt: một mặt, EU muốn các nước khác muốn mở rộng thị trường đối với hàng hóa nước EU, mặc khác
EU lại hạn chế đối với một số nước và khu vực XK vào thị trường EU.Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với tất cả những nước mà còn phụ thuộc vào mối qua hệ với quốc gia đó nữa. Đối với Việt Nam, EU luôn dành nhiều ưu đãi, nên Cơng ty BIDIFISCO sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, nếu như đảm bảo chất lượng thủy sản là một vấn đề mà EU quan tâm.
Chính sách tự do hóa thương mại của EU được thể hiện ở tiến tới xóa bỏ hạn ngạch năm 2004, và tiến tới xóa bỏ GSP, cắt giảm dần thuế quan đánh vào hàng rào thuế nhập khẩu cho đến khi bằng 0.
Chương trình ưu đãi thuế quan cập (GSP) của EU
EU áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập từ ngày 1/7/1999 đến ngày 31/12/2001. Theo chương trình này EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành bốn mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ phát triển của các nước XK và những văn bản thỏa thuận đã kí kết giữa hai bên
Nhóm 1: Hàng nơng sản và một số sản phẩm nơng nghiệp tiêu dùng
Nhóm 2: Chủ yếu là đồ uống, hóa chất, giày dép, xe đạp , ô tô... được hưởng thuế suất GSP bằng 70% thuế suất đối với tối huệ quốc.
Nhóm 3: phần lớn là thủy sản đông lạnh, được hưởng ưu đãi thuế suất GSP bằng 35% thuế suất tối huệ quốc.
Nhóm 4: đây chủ yếu là một số nơng sản, đồ uống, thực phẩm được EU khuyến khích xuất khẩu thuế suất GSP bằn 0% - 10% thuế suất đối với tối huệ quốc.
Quy định EU về xuất xứ hàng hóa
Đối với sản phẩm hồn tồn được sản xuất tại lãnh thổ hưởng GSP như khoáng sản, thủy sản được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
Đối với sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng giá trị sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP thì các nước đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan.
Hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập từ 1/7/1999 đến 31/1/2001. Hàng hóa Việt Nam thuộc nhóm thương nghiệp quốc doanh chịu sự quản lí chặt chẽ.
Mức độ cạnh tranh quốc tế
Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định.
Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người dân EU hiện nay là theo chiều "tăng về chất lượng - giảm về giá cả - thân thiện với môi trường". Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…đây là những đối thủ rất mạnh đối với cơng ty nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.
Việt Nam và những đối thủ trên đều tiếp giáp biển Đơng, cùng có chung sự ưu đãi của thiên nhiên, nhưng chúng ta lại bị thua trên mặt KH-KT hiện nay nhiều dây chuyền công nghệ của Viêt Nam đã khơng cịn phù hợp với u cầu chất lượng của thế giới. Đây là điều mà công ty phải khắc phục, cần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Năng lực cạnh tranh của các cơng ty ngồi nước rất cao, cơng ty muốn có thương hiệu vượt đối thủ ngoài nước, bản thân phải đạt được năng lực tốt so với ĐTCT trong nước trước.
2.4.2. Môi trường vĩ môDân sốDân số Dân số
Môi trường dân số bao gồm các yếu tố như qui mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tơc, trình độ học vấn, nghề nghiêp… liên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
Mức sống cao tỉ lệ thuận với thu nhập của người dân Châu Âu họ xem sản phẩm thủy hải sản như là một loại thực phẩm an tồn ít chất béo, giúp tăng tuổi thọ. Tuổi thọ của người dân Châu Âu tăng trong những năm qua. Đến năm 2060, dự đốn trong tồn khối 27 quốc gia thuộc liên minh này, cứ có 2 người trong độ tuổi lao động thì có một người già so với tỷ lệ hiện nay là 4/1. Tuồi trung bình cao hơn trong cơ câu dân số sẽ dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu liên quan đến sức khỏe trong cộng đồng dân chúng.
Dân số trong năm 2012 là 490.4 (triệu người). Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi là 15.72%; 15-64 tuổi là 67.16%; 65 tuổi trở lên là 17.11%. Tỷ lệ tăng dân số là 0.0016.
Ngày 20/11, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu cho thấy dân số của Liên minh châu Âu (EU) tăng 1,1 triệu người trong năm 2012. Như vậy, tính đến ngày 1/1/2013, dân số tồn EU là 505,7 triệu người. Cũng theo số liệu trên, dân số tăng tại 17 quốc gia EU, trong đó Luxembourg dẫn đầu về tỷ lệ tăng dân số (23/1.000), tiếp đến là Malta, Thụy Điển, Anh, Bỉ, Áo. Trong khi đó, 11 quốc gia có dân số giảm gồm Bulgaria, Estonia, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Latvia, Hungary, Ba Lan, Romania, Litva và Bồ Đào Nha.
Qua thống kê cho thấy dân số đang tăng nhanh, quy mơ dân số tăng nhanh có thể làm thay đổi về sản lượng tiêu thụ của thị trường. Nếu tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng và dân số vẫn phát triển như trên thì cơng ty BIDIFISCO và tồn ngành thủy sản có thể hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Kinh tế
Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính-tín dụng.
Hiện nay, các quốc gia thành viên đang thắt lưng buộc bụng kêu gọi giảm mạnh ngân sách chi tiêu của EU. Theo đó, chi tiêu ngân sách năm 2014 bị cắt 6% còn 135,5 tỷ EUR.
Diễn biến tình hình nợ cơng Châu Âu ngày càng phức tạp, tình hình chi tiêu của nhân dân cũng khó khăn. Kinh tế Bồ Đào Nha sẽ tăng trưởng thấp hơn dự báo và sẽ không giảm được thâm hụt, hụt công sẽ là 7,5% GDP, dự báo trước đó là 6,6% , thất nghiệp sẽ ở mức 10-11%.
Ngày 29/01/2010, chính phủ Tây Ban Nha cơng bố giảm chi tiêu 4% và lương lao động trong lĩnh vực cơng cũng giảm 4%.
Ngày 25/5/2010, Chính phủ Italia quyết định thực hiện kế hoạch tiết kiệm ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ EURO với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách còn 5,3% GDP và điều này đến nay đã được thực hiện.
Khoảng cách lãi suất giữa các quốc gia chủ nợ Bắc Âu như Đức và Hà Lan, những nước có lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục, và các con nợ ở miền Nam như Tây Ban Nha, Italia nơi có lãi suất trái phiếu cao hơn trung bình của Eurozone đe dọa tạo nên một sự khác biệt lâu dài trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tình trạng phân biệt Bắc-Nam còn kéo dài, cơ hội phục hồi của các nước Nam Âu càng mong manh và khoảng cách giàu nghèo giữa hai miền Châu Âu ngày càng sâu sắc hơn.
Cho nên Công ty BIDIFISCO nên phân bố lại thị phần của mình ở những thị trường có khả năng chi tiêu cao hơn như Đức, Hà Lan…cần tập trung các nỗ lực maketing và tổ chức lại chính sách giá hợp lí hơn ở những thị trường TBN, Italia... Vì xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngồi việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng.
Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu:
Sản phẩm của Công ty là những sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và mang tính thời vụ. Đó chính là các loại thủy hải sản tươi sống do nơng dân đánh bắt hay ni trồng. Vì vậy, nguồn cung cấp phân tán nhỏ lẻ, không đồng bộ về chất lượng và sản lượng không ổn định nên hoạt động sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thu mua nguyên vật liệu. Trước đây mạng lưới thu mua của Công ty hoạt động chưa có hiệu quả nên nhiều khi cịn bị động trong cơng tác cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất.