Ngoài việc phân biệt nguồn huy động theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn thì việc xác định nguồn tiền theo đồng tiền huy động cũng rất quan trọng. Nó giúp ngân hàng duy trì mối quan hệ với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên. Cơ cấu huy động vốn theo đồng tiền gửi được xác định cụ thể dưới bảng sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn 3158 100 4902 100 5149 100
NV nội tê 2242,18 71 3676,5 75 4170,69 81
NV ngoại tệ quy đổi 915,82 29 1225,7 25 978,31 19
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền
Với đặc thù của mình, Chi nhánh ln duy trì nguồn vốn nội tệ có chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, là nguồn vốn chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh và mở rộng sang cho vay cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động về huy động, quản lý và sử dụng vốn và đạt được kết quả khả quan: tổng nguồn nói chung và vốn nội tệ nói riêng liên tục tăng trưởng nhanh chóng qua các năm.
Qua bảng trên ta thấy nguồn nội tệ mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm, đồng thời luôn đạt từ 70-80% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2011 đạt 2242,18 tỷ đồng, chiếm 71% tổng nguồn vốn. Đến năm 2012 lại tăng thêm tới 1434,32 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 63,97%. Năm 2013 tiếp tục tăng trưởng nhẹ với tổng vốn huy động nội tệ đạt 4170,69 tỷ đồng, tăng thêm đến 494,19 tỷ để tiếp tục duy trì mức tăng 13,44% trong hồn cảnh kinh tế hồi phục chậm chạp. Như vậy có thể khẳng định rằng trong giai đoạn 2011-2013, nguồn nội tệ là nguồn huy động chính, lượng tiền huy động được tương đối lớn đóng vai trị chủ yếu duy trì hoạt động của Chi nhánh Từ Liêm. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những chính sách huy động nguồn nội tệ rất hiệu quả, có nhiều dịch vụ đa dạng thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin cho khách hàng đến giao dịch và gửi tiền.
Bên cạnh đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi nhánh ln quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ. Việc huy động ngoại tệ có nhiều biến chuyển đáng khen ngợi, ví dụ như trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế tồn cầu nhưng ngoại tệ vẫn tăng nhẹ và tương đối đều đặn. Năm 2012, lượng ngoại tệ huy động được quy đổi tăng 309,88 tỷ so với 2011, mức tăng là 33,84%. Sang năm 2013, do nhu cầu tăng cường và mở rộng hoạt động sản xuất, Chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động ngoại tệ nên giảm xuống còn 247,39 tỷ, với tốc độ giảm xuống là 20,18%. Tất nhiên cùng với sự tăng trưởng chậm, tỷ trọng đồng ngoại tệ huy động trong tổng nguồn vốn cũng bị giảm đi trông thấy, từ việc chiếm 29% tổng vốn năm 2011 nay chỉ còn 19% vào năm 2013. Điều này cho thấy Chi nhánh cần đầu tư thêm vào lĩnh vực huy động ngoại tệ, có những chiến lược cụ thể đáp ứng các dịch vụ của khách hàng và qua đó tăng lượng ngoại tệ cho Chi nhánh.
2.4 Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng:
Tiền gửi theo đối tượng là loại tiền gửi là khối lượng tiền nhàn rỗi của khách hàng gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu tương
hàng đồng thời loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là nguồn vốn tiền gửi có tính ổn định cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động và cũng là nguồn vốn chủ yếu để Ngân hàng thực hiện kinh doanh và đầu tư. Nắm bắt được vấn đề này lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm đã kịp thời báo cáo cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo. Có thể coi đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời cũng là sự cố gắng của ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã khơi tăng được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng được kịp thời nhu cầu cần thiết, hợp lý của các thành phần kinh tế.
Để đánh giá kết quả của cơng tác huy động VTG một cách chính xác, đầy đủ hơn cần xét đến những biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Với mục tiêu phát triển bền vững ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau nhằm tạo cho nguồn vốn tăng trưởng, ổn định.
Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm đã và đang thực hiện tốt công tác huy động VTG và hầu hết là của khách hàng trong nước, trên địa bàn huyện. Loại tiền gửi này bao gồm tiền gửi của các TCKT và TGTK của dân cư và tiền gửi từ các TCTD khác.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm2013 Tốc độ tăng trưởng
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
2012/2011 2013/2012
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)
TG dân cư 780,026 26 1013,733
6 22 1433,4816 29 233,7076 29,96 491,748 48,51
TG TCKT 1200,04 40 1935,3096 42 1977,216 40 735,2696 61,27 41,9604 2,17
TG TCTD 1020,034 34 1382,364 30 1581,7728 32 362,33 35,52 199,4088 14,43
Tổng VTG 3000,1 100 4607,88 100 4943,04 100 1607,78 53,59 335,16 7,27
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm trong năm 2011-2013 )
Quan sát bảng và biểu đồ ta thấy là: Tỷ lệ tiền gửi dân cư là nhỏ nhất trong tổng vốn tiền gửi của chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm. Tiền gửi dân cư tăng lên từng năm, năm 2011 là 26%, năm 2012 tuy số tiền gửi dân cư tăng lên nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 22%, đến năm 2013 thì tỷ trọng lại tăng lên là 29%. Trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư của NH thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư thường là TGTK. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, NH đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất TGTK và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào NH.
Tiền gửi từ TCKT cũng gia tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn tiền gửi, năm 2011 chỉ đạt 200,04 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 40% trên tổng tiền gửi, năm 2011 tăng nhẹ lên 1935,216 tỷ đồng và đến năm 2012 cũng tăng nhẹ đạt 1977,216 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ TCKT qua các năm khá cao nhưng tỷ trọng trong tổng vốn tiền gủi lại có xu hướng giảm. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế nói chung: hoạt động SXKD đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ…và tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương nói riêng còn chậm nên dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt SXKD của các doanh nghiệp và ngân hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp này và khả năng huy động vốn của ngân hàng đều giảm sút. Trong khi đó lượng tiền gửi từ các tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm. Lương tiền gửi này chiếm khoảng 32%
trong tổng vốn tiền gửi. Điều này thể hiện thế mạnh của việc cần tập trung huy động vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức tín dụng của chi nhánh.
Nhìn chung, quy mơ vốn tiền gửi từ TCTD và tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu vốn tiền gửi, tiền gửi của các TCKT luôn giữ tỷ trọng chủ yếu nhưng cơ cấu này lại có xu hướng giảm qua các năm. Cơ cấu tiền gửi dân cư là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh tốn, tiện ích dịch vụ và tính an tồn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho SXKD hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh tốn và sử dụng các tiện ích khác.
Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp và các TCTD về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp
hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.
2.5. Tình hình biến động lãi suất trong thời gian qua:
Như đã nói ở trên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Chi phí của nguồn vốn huy động là nhân tố quyết định đến cả số lượng và chất lượng của nguồn vốn. Yếu tố xác định chi phí của nguồn vốn chính là lãi suất: huy động vốn với lãi suất đặt ra lớn thì sẽ thu hút được số lượng khách hàng nhiều hơn, tuy nhiên ngân hàng lại phải trả giá cao hơn cho các nguồn vốn ấy và nó xẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và ngược lại nếu đặt ra mức lãi suất quá thấp thì sẽ không thu hút
hướng tìm đến ngân hàng có lãi suất cao nhất để gửi tiền và chính điều đó sẽ quyết định đến nguồn vốn huy động của họ.
Trong thời gian cuối năm 2011, đầu năm 2013 vừa qua tình hình lái suất trên thị trường nước ta biến động rất phức tạp.
Sau đây xin được cung cấp một khía cạnh nhỏ của biểu diễn lãi suất tại NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm trong thời gian qua:
Bảng 2.6: Biến động lãi suất trả sau từ 09/11/12 đến 06/05/13
(ĐVT: %) Thời gian Kỳ hạn 09/11/12 06/05/13 Tiết kiệm KKH 2 2 Tiết kiệm 01 TH 7 7 Tiết kiệm 02 TH 7,5 7,2 Tiết kiệm 03 TH 8 7,5 Tiết kiệm 05 TH 8 - Tiết kiệm 06 TH 8 7,5 Tiết kiệm 07 TH 8 - Tiết kiệm 08 TH 8 - Tiết kiệm 09 TH 8 7,5 Tiết kiệm 10 TH - - Tiết kiệm 11 TH - - Tiết kiệm 12 TH 12 8,5 Tiết kiệm 13 TH 12 - Tiết kiệm 18 TH 12 -
Tiết kiệm 24 TH - 9
(Nguồn bảng theo dõi lãi suất NHNO&PTNT Từ Liêm)
Trong thời gian từ tháng 11 đến nay, ngân hàng đã có 2 lần điều chỉnh lãi suất. Điều đầu tiên dễ nhận thấy đó là mức lãi suất đang giảm dần xuống. Lãi suất không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1 tháng thì vẫn giữ nguyên trong đó lãi suất không kỳ hạn là 2%/năm, còn lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1 tháng vẫn là 7%. Đặc biệt giảm xuống nhiều nhất là tiền gửi tiết kiệm 12 tháng: thời điểm cuối năm 2012 là 12%/tháng nhưng đã giảm xuống 8,5%/tháng tính đến thời điểm tháng 5 năm 2013, như vậy lãi suất huy động giảm xuống 3,5%. Còn tiền gửi tiết kiệm của những tháng còn lại thì giảm nhẹ giao động từ 0,3-0,5%.
Nguyên nhân của vấn đề đó là thị trường trong thời gian qua diễn biến phức tạp, khó lường trước được. Vì nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng hoặc èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại nhu nhập ổn định và “đỡ đau đầu” nhất. Theo đó NHTW đã đưa ra nhiều biện pháp để ổn định thị trường nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Việc điều chỉnh các mức lãi suất nêu trên được cân nhắc kỹ lưỡng trên các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, kiểm soát được kỳ vọng
Việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định hiện nay (11%/năm) ở mức khá cao, khoảng 3% so với lạm phát dự báo của tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm 2011 (khoảng 7,4-7,5%) và lạm phát kỳ vọng cả năm 2012 (khoảng 7-8%); mức lãi suất này cũng có chênh lệch cao so với lãi suất tiền gửi huy động USD
Thứ hai, NHNN đồng thời quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay ngắn hạn, nhưng đối với mỗi loại trần áp dụng đều có sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu điều hành theo chủ trương của Chính phủ.
Với chính sách sử dụng trần lãi suất huy động đối với kỳ hạn ngắn (6 tháng trở xuống) và lãi suất kỳ hạn trên 6 tháng do NHTM tự quyết định, tiền gửi đã được dịch chuyển sang kỳ hạn dài hơn. Vòng quay vốn huy động thị trường 1 năm 2012 đã giảm từ 21,97 lần (năm 2011) xuống mức 19,16 lần. Điều này cho thấy kỳ hạn tiền gửi năm 2012 dài hơn năm 2011 – đây là tín hiệu tích cực đối với thanh khoản của hệ thống, đồng thời cho thấy cấu trúc tiền gửi đã biến động theo hướng ổn định hơn. Khi nguồn vốn huy động ổn định và dài hạn hơn, cũng giúp các ngân hàng có cơ sở để chủ động hơn trong sử dụng vốn.
Quan trọng hơn, việc hạ lãi suất liên tục nhưng với các bước đi nhỏ, linh hoạt và phù hợp của NHNN, dù có tác động nhất định đến người gửi tiền nhưng khơng q mạnh khiến dịng tiền ra khỏi hệ thống. Theo NHNN, tính đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND từ dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012. Điều đó cho thấy, kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn của đa số người dân. Một trong những nguyên nhân chính là vì người dân đã có một thời gian “làm quen” với xu hướng giảm liên tục của lãi suất đi cùng với lạm phát tăng thấp và khơng có dấu hiệu bùng phát như mấy năm về trước.
Những phân tích ở trên cho thấy chính sách lãi suất linh hoạt giai đoạn 2012 – 2013 đã tác động tích cực trực tiếp tới hành vi người gửi tiền và lượng tiền gửi trên 2 phương diện: Một mặt, lãi suất giảm góp phần giảm chi phí tín dụng qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, đối với ngân hàng, việc lãi suất giảm nhưng hệ thống vẫn duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư với cấu trúc tiền gửi thay đổi theo hướng ổn định và tích cực hơn là điều đáng mừng, giúp rút ngắn khoảng cách kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, đồng thời giúp tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng