Quan niệm chung về nghèo

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 32 - 33)

1.1. Cơ sở lý luận về nghèo, nghèo theo thu nhập và nghèo đa chiều

1.1.1. Quan niệm chung về nghèo

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà khái niệm về nghèo cũng được hiểu theo các nghĩa khác nhau.

Quan niệm về nghèo, giải quyết mối quan hệ có liên quan đến việc giảm nghèo phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Nghèo là

những khái niệm mang tính lịch sử, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà cách thể hiện khái niệm nghèo cũng có sự khác nhau.

Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại

Copenhagen, Đan Mạch năm 1995, một định nghĩa cụ thể về nghèo đã được đưa ra

như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Còn theo Hội nghị chống đói nghèo tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 9/1993 thì nghèo được hiểu là “tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của cá nhân và những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”

Ngô Thắng Lợi (2013) “Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng

ở mức độ tối thiểu, đặc biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột

biến bất lợi, ít có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào q trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng”.

Theo UNDP (2011), “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả

vào hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học,

không được đi khám, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để

nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyển, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và cơng trình vệ sinh an tồn”

Theo Ngân hàng thế giới (WB), thì nghèo “được tuyên bố là sự tước đoạt hạnh phúc, và nó bao gồm nhiều khía cạnh. Đó là thu nhập thấp và việc khơng thể đáp ứng những hàng hóa và dịch vụ cơ bản, cần thiết để tồn tại. Nghèo cũng bao gồm mức độ y tế với giáo dục thấp, khả năng tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh thấp,

tình trạng an ninh khơng đảm bảo, thiếu tiếng nói, khơng đủ khả năng và cơ hội có

cuộc sống tốt hơn.”

Ở nước CHDCND Lào: “Nghèo đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá

tạm bợ, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, khơng có trâu bị, khơng có tivi, con cái

thất học, ốm đau khơng có tiền đi khám chữa bệnh…”.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)