1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều
1.3.2. Điều kiện tự nhiê n kinh tế của địa phương
Nghèo do điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý
- Ở các vùng địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, dân cư đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, khơng thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng hạn chế, khó khăn trong q trình thực hiện các chính sách xã hội. Những bất lợi về địa lý (xa xôi, hẻo lánh...), thiếu hụt các cơng trình cơ sở hạ tầng (đường giao thơng, điện, y tế, trường học...) cản
trở người dân đặc biệt là hộ nghèo về mặt trao đổi thông tin, trao đổi sản phẩm, khơng có điều kiện để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất và nhận thức về tự bảo vệ cuộc sống của bản thân (như chăm sóc sức khỏe, vệ sinh mơi trường), người dân ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội từ đó khơng được hưởng thụ các phúc lợi xã hội do nhà nước và các tổ chức từ thiện. Do đó, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý tác động đến nghèo đa chiều ở cả 3 phương diện chất lượng cuộc sống, y tế và giáo dục.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh: Các hộ gia
đình nghèo thường đã rất chật vật để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống
hàng ngày nên rất dễ bị tổn thương khi gặp phải những biến động bất thường. Nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống trọi với các biến cố như thiên tai, hạn hán, mất mùa... Ngày nay khi dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt ( thời tiết nóng lạnh khắc nghiệt) khiến gia súc chết hàng loạt đồng thời làm giảm năng suất cây trồng khiến cho nhiều hộ gia đình sản xuất thua lỗ, lâm vào tình trạng nợ nần và khó khăn trong việc giải quyết nợ nần khiến tỷ lệ nghèo có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, dịch bệnh cây trồng và vật nuôi cũng dẫn đến các hậu quả
nghiêm trọng cho kinh tế của hộ gia đình và kinh tế chung, gây kiệt quệ kinh tế hộ
nghèo, ảnh hưởng trực tiếp đến phương diện chất lượng cuộc sống của người dân.
Nghèo do đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh tạo sự thay đổi mạnh mẽ cho bộ mặt xã hội của vùng, miền, tỉnh, thành phố. Kèm theo đó là các luồng di cư dân từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhưng quy mô và luồng lao động dịch chuyển không tương xứng với sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cũng như chất lượng lao động cịn thấp, khơng đồng đều,
khơng đáp ứng với u cầu nền kinh tế hiện đại đặt ra lại trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế và cho chính người lao động. Ở các thành phố phát triển, một bộ phận
không nhỏ dân cư vẫn sống trong cảnh nghèo bần hàn, sống trọ hoặc thậm chí sống trong khu ổ chuột, khu lán trại tạm bợ dưới gầm cầu, bên bờ sông..v...v.. nhà ở không kiên cố, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, chật trội, không được tiếp cận với nguồn nước sạch hoặc vì giá mua nước cao nên buộc phải thay thế bằng những nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt. Người lao động khơng có việc làm ổn định, dễ rơi vào tình
trạng thất nghiệp, không được hưởng quyền lợi lao động chính đáng như tham gia
BHYT, BHXH nên gánh nặng chi trả cho dịch vụ chữa bệnh cao. Mà tỷ lệ người mắc bệnh ở những đối tượng lao động phổ thông và lao động trình độ thấp lại khá cao nên người nghèo cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của cuộc sống, nghèo chất lượng cuộc sống và y tế trầm trọng.
Ở những vùng dân cư mà nền kinh tế chủ yếu là kinh tế thuần nông, phương
thức làm ăn thô sơ, lạc hậu, nền kinh tế kiểu tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì khả năng con người rơi vào tình trạng nghèo đa chiều cao hơn. Ví dụ như đồng bào các dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao hơn vùng đồng bằng, tỷ
lệ hộ tái nghèo tiềm ẩn cao, trình độ dân trí thấp, nhận thức người dân hạn chế. Một số vùng còn tồn tại những hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội gây hủy hoại con người về mặt sức khỏe, hạn chế thơng tin dẫn đến nghèo các khía cạnh của đời sống.
Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô cũng mang đến một gánh nặng đáng kể cho
đời sống xã hội, tăng nguy cơ nghèo đa chiều. Lạm phát cao tác động đáng kể đến
nghèo và bất bình đẳng tại các vùng nông thôn và thành phố. Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô này gây ảnh hưởng sâu rộng khơng chỉ cho nền kinh tế nói chung mà cịn trực tiếp
ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đặc biệt các hộ gia đình có thu nhập thấp: giá
cả hàng hóa tăng mạnh, mất việc, giảm thu nhập, kinh doanh thua lỗ..v...v... Lạm phát cao, sức mua của đồng tiền giảm, người nghèo và người có thu nhập thấp ở đô thị dành phần lớn nguồn thu nhập cho lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu như điện, nước, ga nên gặp khó khăn lớn trong sinh hoạt, khơng có phần thu nhập dành cho tiết kiệm. Điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương, đặc biệt khi phải đối mặt với những
nguy cơ đau ốm, bệnh tật. Lạm phát tăng cao cũng có tác động tiêu cực đến đời sống của nhiều hộ gia đình nơng thơn, đặc biệt là những hộ không trồng lúa như khu vực
chăn nuôi. Giá cả lương thực tăng cao làm chậm tiến độ chuyển dịch cơ cấu chăn ni trồng trọt, quy trình sản xuất và tiến độ giảm nghèo.