- Nguyên lí làm việc
Hình 3.8. Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng
Nguyên lý làm việc của bơm bánh răng là thay đổi thể tích: khi thể tích của buồng hút A tăng, bơm hút dầu, thực hiện chu kỳ hút; và nén khi thể tích giảm, bơm đẩy dầu ra ở buồng B, thực hiện chu kỳ nén. Nếu như trên đường dầu bịđẩy ra ta đặt một vật cản (ví dụ như van), dầu bị chặn sẽ tạo nên một áp suất nhất định phụ thuộc vào độ lớn của sức cản và kết cấu của bơm.
* Bơm trục vít(Hình 3.9)
Bơm trục vít là sự biến dạng của bơm bánh răng. Nếu bánh răng nghiêng cĩ số răng nhỏ, chiều dày và gĩc nghiêng của răng lớn thì bánh răng sẽ thành trục vít. Bơm trục vít thường cĩ 2 trục vít ăn khớp với nhau. Bơm trục vít thường được sản xuất thành 3 loại: + Loại áp suất thấp: p = 10 - 15bar + Loại áp suất trung bình: p = 30 - 60bar + Loại áp suất cao: p = 60 - 200bar. Hình 3.9. Bơm trục vít
Bơm trục vít cĩ đặc điểm là dầu được chuyển từ buồng hút sang buồng nén theo chiều trục và khơng cĩ hiện tượng chèn dầu ở chân ren.
Nhược điểm của bơm trục vít là chế tạo trục vít khá phức tạp. Ưu điểm căn bản là chạy êm, độ nhấp nhơ lưu lượng nhỏ.
* Bơm cánh gạt - Phân loại
Bơm cánh gạt cũng là loại bơm được dùng rộng rãi sau bơm bánh răng và chủ yếu dùng ở hệ thống cĩ áp thấp và trung bình. So với bơm bánh răng, bơm cánh gạt bảo đảm một lưu lượng đều hơn, hiệu suất thể tích cao hơn. Kết cấu Bơm cánh gạt cĩ nhiều loại khác nhau, nhưng cĩ thể chia thành hai loại chính:
+ Bơm cánh gạt đơn. + Bơm cánh gạt kép.
- Bơm cánh gạt đơn
Bơm cánh gạt đơn là khi trục quay một vịng, nĩ thực hiện một chu kỳ
làm việc bao gồm một lần hút và một lần nén.
Lưu lượng của bơm cĩ thể điều chỉnh bằng cách thay đổi độ lệch tâm (xê dịch vịng trượt), thể hiện ở hình 3.10.
Hình 3.10. Nguyên tắc điều chỉnh lưu lượng bơm cánh gạt đơn