Nhƣ vậy, do hiệu ứng đẩy electron của nhóm -OH, các electron bị dịch chuyển trong hệ liên hợp của vịng thơm nhƣ minh họa trên Hình 3.11. Theo đó, khi trên vịng thơm khơng có thêm các nhóm thế khác (Hình 3.11a) mật độ electron giảm dần khi chuyển từ nguyên tử carbon số 4 sang 5 và tăng dần khi chuyển từ nguyên tử carbon số 1 sang 2 và đạt mật độ cao nhất tại nguyên tử carbon số 2. Mật độ electron giảm khi chuyển từ nguyên tử carbon số 5 sang 1 là do có sự dịch chuyển một phần electron từ vòng thơm vào nhóm alkyl-C12(R1)(R2)- nối với carbon số 13. Khác với các nguyên tử còn lại trên vịng thơm, carbon số 3 mang điện tích dƣơng, điều này luận giải bởi sự chênh lệch độ âm điện giữa nguyên tử C và O trong liên kết C - O.Theo đó, mật độ electron bị phân cực mạnh về phía nguyên tử O dẫn đến sự tích điện dƣơng (δ+
) trên nguyên tử C. Sự phân bố electron giữa các nguyên tử C trên vòng thơm còn lại cũng xảy ra tƣơng tự.
Trong hầu hết các trƣờng hợp, nhóm alkyl mang hiệu ứng cảm ứng dƣơng (đẩy electron) và đặc biệt trong các hệ liên hợp, C - H ở vị trí α so với
liên kết đôi hoặc liên kết ba sẽ gây ra hiệu ứng siêu liên hợp rất mạnh. Hiệu ứng siêu liên hợp tăng dần theo chiều tăng số lƣợng liên kết C - H (Hình 3.13a). Tuy nhiên, trong trƣờng hợp các nhóm alkyl nằm ở vị trí ortho hoặc para so với nhóm -OH trên vịng thơm, các nhóm alkyl lại mang hiệu ứng âm và hút electron về phía mình. Lực hút electron giảm theo chiều tăng số lƣợng liên kết C - H tại vị trí Cα so với liên kết đơi (Hình 3.13b).
a) Hiệu ứng siêu liên hợp dương của gốc alkyl
b) Hiệu ứng siêu liên hợp âm của gốc alkyl tại vị trí ortho và para