Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ

1.3.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học

ĐDSH của VQG Xuân Sơn bắt đầu có những nghiên cứu từ khi được cơng nhận là Rừng cấm Quốc gia (1986). Trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2005 đã có các nghiên cứu của Chi cục kiểm lâm Vĩnh Phú (sau này là Chi cục kiểm lâm

Phú Thọ) phối hợp với phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc, các nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Đại học sư phạm Hà Nội [5]. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tiến hành điều tra, thống kê tài nguyên động, thực vật trên cạn.

Từ năm 2005 - 2008, các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành điều tra, khảo sát và cập nhật thống kê thành phần loài động, thực vật ở VQG. Theo nghiên cứu này, tại VQG Xuân Sơn, đã ghi nhận có 1217 lồi thực vật bậc cao thuộc 680 chi, 180 họ, trong đó có nhiều lồi lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, 40 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 202 cây gỗ, 665 loài cây thuốc v.v.. Thành phần loài động vật tại VQG Xuân Sơn bao gồm 76 loài thú (thuộc 24 họ, 8 bộ), 182 loài chim (thuộc 47 họ, 15 bộ), 44 lồi Bị sát (thuộc 14 họ, 2 bộ), 27 loài ếch nhái (thuộc 6 họ, 1 bộ), và 551 lồi Cơn trùng ở cạn (thuộc 327 giống, 66 họ, 7 bộ), trong đó có nhiều lồi q hiếm và nằm trong Sách Đỏ Việt Nam cũng như Sách đỏ IUCN [5]. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ mới tập trung chủ yếu vào thực vật trên cạn, động vật có xương sống hoặc một số nhóm cơn trùng ở cạn. Cho đến năm 2012 chưa có các nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại khu vực này.

Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014, NCS là thành viên tham gia thực hiện đề tài cấp ĐHQG Hà Nội mã số QG.12.11. do Trần Anh Đức chủ trì điều tra ĐDSH các nhóm Ephemeroptera, Hemiptera, giáp xác cỡ lớn và thân mềm tại VQG Xuân Sơn.

Từ năm 2014 đến nay, NCS đã tiếp tục thực hiện nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn theo nội dung của luận án với các công việc đã thực hiện như sau:

- Khảo sát thực địa, thu thập các dẫn liệu về điều kiện tự nhiên ở hệ thống suối tại VQG.

- Thu thập vật mẫu, phân tích, xác định thành phần lồi 7 bộ cơn trùng: Trichoptera, Plecoptera, Odonata, Coleoptera, Diptera, Megaloptera, Lepidoptera và ngành Giun đốt.

- Thu thập vật mẫu, phân tích bổ sung các dẫn liệu về thành phần lồi các nhóm Ephemeroptera, Hemiptera, giáp xác cỡ lớn và thân mềm.

- Phân tích cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố theo mùa và theo sinh cảnh, đánh giá mức độ ĐDSH của ĐVKXS cỡ lớn và mối liên quan của chúng với một số yếu tố môi trường. Đánh giá chất lượng nước các thủy vực nghiên cứu tại VQG thông qua SVCT là ĐVKXS cỡ lớn.

- Xác định các ngun nhân có thể ảnh hưởng đến mơi trường, sinh thái các thủy vực và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn ĐDSH ĐVKXS cỡ lớn ở nước tại khu vực nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)