Mật độ cá thể TB của ĐVKXS cỡ lớn theo mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 104)

Kết quả phân tích về MĐCT cịn cho thấy nhóm cơn trùng luôn luôn chiếm ưu thế với khoảng 90-95% MĐCT ĐVKXS cỡ lớn.

Đặc điểm phân bố theo mùa của ĐVKXS cỡ lớn ở hệ thống suối của VQG Xuân Sơn có kết quả tương tự như kết quả nghiên cứu của Ngô Xuân Nam (2014)[9] về ĐDSH ĐVKXS ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Mã Đà, tỉnh Đồng Nai: vào mùa khơ, động vật đáy có số lượng lồi và MĐCT cao hơn mùa mưa, trong đó nhóm cơn trùng ln ln chiếm ưu thế cả về số lượng loài và MĐCT. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2016)[4] về ĐDSH ba bộ côn trùng nước Phù du, Cánh úp và Cánh lông ở VQG Hồng Liên, tỉnh Lào Cai cho thấy vào mùa khơ, số lượng lồi và MĐCT của ba bộ cơn trùng đều cao hơn mùa mưa.

Mùa khô, điều kiện tự nhiên môi trường nước nhìn chung ổn định. Mực nước suối không cao và tốc độ dịng chảy khơng q lớn, rất thuận lợi cho đời sống của ĐVKXS ở nước. Do vậy, số lượng loài và MĐCT của ĐVKXS cỡ lớn vào mùa khô cao. Mùa mưa, nước suối thường cao hơn, chảy mạnh hơn, có lúc cịn có lũ. Những lồi ĐVKXS cỡ lớn khả năng sống bám vào các vật thể kém hoặc bơi yếu bị trơi theo dịng nước xuống cuối nguồn rồi ra sông. Đây là một

501,84 528,26 577,89 536,00 268,32 301,05 282,68 283,86 0 100 200 300 400 500 600 700 800 3/2013 3/2015 3/2016 TB 8/2013 8/2014 8/2015 TB Cá thể/m2 Thời gian

trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng loài và MĐCT ĐVKXS cỡ lớn giảm xuống vào mùa mưa. Điều này phù hợp với nhận xét của Đặng Ngọc Thanh (1974) [19].

3.3.2. Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh

Kết quả phân tích cho thấy, tại Sinh cảnh suối ở khu vực rừng nguyên sinh (SC1) có số lượng loài ĐVKXS cỡ lớn cao nhất là 219 loài (chiếm 83,91% tổng số loài đã gặp), tiếp đến là Sinh cảnh suối ở khu vực rừng thứ sinh hoặc rừng trồng (SC2) có 214 lồi (chiếm 81,99%) và Sinh cảnh suối nằm ở ngoài rừng (SC3) là 203 loài (chiếm 77,78%) (Bảng 3.3, Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Số lượng loài thuộc các lớp ĐVKXS cỡ lớn đã gặp theo sinh cảnh

Lớp ĐVKXS SC1 SC2 SC3 Gastropoda 21 20 20 Bivalvia 2 2 2 Malacostraca 6 6 7 Insecta 190 184 172 Oligochaeta 0 1 1 Hirudinea 0 1 1 Số loài 219 214 203 Tỉ lệ % so với tổng số loài đã gặp 83,91% 81,99% 77,78%

Có 143 lồi gặp ở cả 3 sinh cảnh, 89 loài gặp ở 2 sinh cảnh và 29 loài chỉ gặp ở 1 sinh cảnh.

29 loài chỉ gặp ở 1 sinh cảnh bao gồm: Somanniathelphusa dangi, Serratella sp., Rhoenanthus (P.) magnificus, Eotrechus vietnamensis, Limnogonus fossarum

fossarum, Metrocoris inthanon, Metrocoris johnpolhemi, Metrocoris nigriventris, Metrocoris sicilis, Rhyacobates constrictus, Timasius miyamotoi, Xiphovelia

vietnamica, Helotrephes sp.1, Helotrephes sp.2, Idiotrephes sp.1, Platytrephes sp.,

Micronecta anatolica, Micronecta guttatostriata, Micronecta ornitheia, Micronecta polhemusi, Micronecta sp.3, Micronecta sp.5, Heleocoris strabus, Naucoris scutellaris, Aphelonecta gavini, Enithares metallica, Nychia sappho, Ochterus marginatus, Rupisalda sp..

Trong số 29 loài chỉ gặp ở một sinh cảnh, có 1 lồi thuộc lớp Giáp xác lớn (Malacostraca) bộ Decapoda, 28 lồi thuộc lớp Cơn trùng (Insecta) trong đó có 2 loài thuộc bộ Phù du (Ephemeroptera), 26 loài thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera). Như vậy, phần lớn các loài chỉ gặp ở 1 sinh cảnh đều thuộc bộ Hemiptera. Đây là nhóm cơn trùng nước có khả năng di chuyển nhanh, giúp chúng thuận lợi trong việc tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù.Trong số 29 lồi kể trên, có 11 lồi chỉ gặp ở SC1, 9 lồi chỉ gặp ở SC2 và 9 loài chỉ gặp ở SC3.

SC1 bao gồm các ĐTM tại các suối nằm ở khu vực rừng nguyên sinh, phần lớn được che phủ bởi cây rừng, điều kiện tự nhiên, mơi trường ổn định, có thể do vậy mà số lượng loài cao nhất. SC2 thuộc các khu vực rừng thứ sinh hoặc rừng trồng, độ che phủ của cây rừng giảm đi, số lượng loài giảm so với ở SC1. SC3 bao gồm các ĐTM nằm ở ngồi rừng, gần các thơn bản, đồng ruộng trồng lúa và hoa mầu, số lượng loài tiếp tục giảm. Nguyên nhân có thể do có sự khác nhau về đặc điểm sinh cảnh, sự tác động của con người (do người dân tự ngăn chặn dòng chảy của suối lấy nước tưới ruộng, lắp đặt các máy phát điện gia đình…) trực tiếp hoặc gián tiếp cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho số lượng loài ĐVKXS cỡ lớn ở SC2 và SC3 thấp hơn ở các mức độ khác nhau so với SC1.

Về MĐCT, ở SC3 có MĐCT TB cao nhất (471,77 ± 104,96 cá thể/m2), tiếp đến là SC2 (381,63 ± 88,93 cá thể/m2) và thấp nhất là SC1 (351,06 ± 91,47 cá thể/m2) (Bảng 3.10, Hình 3.5). Sự sai khác về MĐCT TB giữa SC1 và SC3, SC2 và SC3 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 3.10. Mật độ cá thể TB theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu từ 2013 - 2016 Đơn vị: cá thể/m2 SC1 SC2 SC3 ĐTM MĐCT ĐTM MĐCT ĐTM MĐCT TS3 524,50± 242,89 TS2 402,50± 160,19 TS1 481,83± 126,52 TS4 369,17± 175,77 TS9 526,00± 122,09 TS6 348,83± 115,80 TS5 294,67± 95,17 TS14 326,83± 132,95 TS7 479,50± 123,10 TS11 288,00± 124,22 TS15 301,33± 116,66 TS8 395,33± 79,83 TS12 286,17± 91,94 TS19 351,50± 143,09 TS10 391,67± 187,85 TS13 343,83± 105,00 TS16 674,83± 163,09 TS17 558,67± 318,41 TS18 443,50± 196,13 TB ± 𝐒𝐃 351,06 ± 162,15 381,63 ± 149,88 471,77 ± 191,64

Ở SC3, MĐCT đạt mức cao hơn so với SC1 và SC2 do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể các ĐTM ở SC3 thường gần các làng bản, đồng ruộng trồng lúa và hoa màu, chúng thường xuyên được cung cấp nguồn chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt của con người đưa xuống, nguồn chất thải này chưa đến mức gây hại cho sinh vật nhưng lại là nguồn thức ăn giúp cho sự tăng trưởng về MĐCT của một số loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)