Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 48)

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty cổ phần có thể tố chức, quản lý theo một trong hai mơ hình tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định về Đại hội đồng cổ đông giữa hai mơ hình này là giống nhau. Vì vậy, để làm rõ đề tài, trong phạm vi nội dung mục này tác giả sẽ chỉ phân tích các nội dung pháp lý của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần theo mơ hình khơng có Ban kiểm sốt. Theo đó, Đại hội đồng cổ đơng gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất cùa công ty cổ phần (Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020).

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cô đông

Quy chế pháp lý về Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và trong Điều lệ, Quy chế quản trị nội bộ của từng công ty cổ phần. Cũng giống như Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định một số thẩm quyền cơ bản mang tính nguyên tắc của Đại hội đồng cổ đơng. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp cũng trao quyền tự chủ cho các công ty cổ phần trong việc quy định bổ sung những quyền, nghĩa vụ khác của Đại hội đồng cổ đông vào Điều lệ, Quy chế cùa công ty để phù hợp với đặc điểm của từng công ty. Khái quát lại có thể chia thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần thành các nhóm: các quyền liên quan đến vấn đề đến quản trị công ty, quyền

liên quan đên hoạt động của công ty, quyên liên quan đên vân đê vê vôn và tài chính của cơng ty, và các quyền liên quan đến số phận pháp lý của cơng ty.

* Nhóm các quyền của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến các vấn đề quản trị công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông đối với các vấn đề liên quan đến quản trị công ty bao gồm các quyền:

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị. Khi số thành viên Hội đồng quản trị cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường để quyết định việc bầu bổ sung, thay thế các vị trí cịn khuyết.

- Xem xét và xử lý các vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. Bất cứ thành viên Hội đồng quàn trị nào khi có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hoặc quy chế quản trị nội bộ của công ty, gây thiệt hại cả về vật chất và phi vật chất cho công ty cố phần đều được đưa ra xem xét, lấy ý kiến tại Đại hội đồng cổ đông về mức độ

vi phạm, những thiệt hại gây ra và chế tài xử lý những vi phạm đó.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ cơng ty. Cơng ty cổ phần nói riêng và các loại hình doanh nghiệp nói chung ngồi việc tn thủ, chấp hành theo các quy định của pháp luật thì Điều lệ cơng ty cũng là một trong những văn bản quan trọng nhất được sử dụng làm căn cứ áp dụng trong quá trình tồn tại, phát triến và hoạt động của cơng ty. Nói cách khác, Điều lệ cơng ty có thể được xem như là “bộ luật riêng” của cơng ty. Với một văn bản có giá trị pháp lý quan trọng như vậy, việc trao thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho Đại hội đồng cổ đông là điều hồn tồn hợp lý. Theo đó, Đại hội đồng cổ đơng có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung mọi vấn đề được quy định trong Điều lệ công ty. Ngồi ra, theo thơng lệ quản trị cơng ty, Đại hội đồng cổ đơng có thể có thêm thẩm quyền:

- Quyêt định việc Giám đôc/Tông giám đôc đông thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty.

- Quyết định cơ cấu quán trị công ty, trong đó có các nội dung bao gồm: số lượng thành viên Hội đồng quản trị; số lượng thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, thành viên độc lập Hội đồng quản trị; số lượng và thành phần các ban thuộc Hội đồng quản trị. Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thẩm quyền này của Đại hội đồng cổ đông nhưng theo suy luận hợp lý thì những vấn đề này khơng thể trao thẩm quyền cho chủ thể nào ngồi Đại hội đồng cổ đông.

- Phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc điều hành. Thực tiễn quản trị công ty cho thấy tại một số công ty, Đại hội đồng cổ đông được trao thẩm quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm Ban giám đổc

theo đề cử cũa Hội đồng quản trị.

* Nhóm các quyền của Đại hội đồng cổ đông trong hoạt động của cơng ty. Đại hội đồng cổ đơng có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty như sau:

- Thông qua định hướng phát triến công ty, bao gồm cả định hướng ngắn hạn và dài hạn; thông qua kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Đây là vấn đề mang tính chất sống cịn đối với một doanh nghiệp nên đương nhiên chỉ có Đại hội đồng cổ đơng mới có thẩm quyền quyết định vấn đề này.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định định hướng phát triển cơng ty, tuy nhiên lại chưa có một văn bản quy định cụ thể vấn đề nào được coi là “định hướng phát triển công ty”. Định

hướng phát triển công ty có thể được hiểu là chiến lược phát triển cơng ty hoặc đơn giàn chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mờ rộng, thay đổi ngành nghề kinh doanh [2, tr. 28] ... Điểm a, khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Đại hội đồng cổ đơng thường niên thảo luận và có thẩm

quyên thông qua “Ẩ.'é hoạch kinh doanh hăng năm của công tỵ”. Mặt khác, điểm a khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020 lại quy định Hội đồng quản trị có quyền “quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế

hoạch kinh doanh hằng năm của công ty”. Như vậy giữa hai quy định này đã

có sự chồng chéo trong cùng một vấn đề ở cùng một văn bản. Điều này dẫn tới khi áp dụng pháp luật dễ xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị khi quyết định các vấn đề mang tính định hướng phát triển của cơng ty. Theo quan điểm của tác giả, với những vấn đề quan trọng như trên thì thẩm quyền quyết định cuối cùng vẫn nên thuộc về Đại hội đồng cổ đông.

- Quyết định việc thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty.

- Quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của công ty cố phần, cũng như tùy theo sở thích, ý chí chủ quan mà cơng ty có quyền tự quyết định lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý cho phù hợp. Thẩm quyền quyết định việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép công ty cổ phần được lựa chọn tổ chức quản lý theo một trong hai mơ hình. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ngân hàng, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2017 lại chỉ cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được tồ chức dưới mơ hình bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (Điều 32). Như vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam chỉ được tồ chức theo một mơ hình duy nhất mà khơng có quyền được thay đổi. Điều này đi ngược lại với thông lệ quốc tế cho phép ngân hàng thương mại cố phần được tự do lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý. Trong khi đó Luật Chứng khốn năm 2019 và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP lại quy định cho phép các cơng ty đại chúng được tổ chức theo mơ hình đơn

lớp thì vơ hình chung giữa Luật Các tơ chức tín dụng và Luật Chứng khốn lại có sự mâu thuẫn về vấn đề này. Mặc dù Nghị định số 155/2020/NĐ-CP đã có quy định ưu tiên lựa chọn Luật các Tổ chức tín dụng để giãi quyết cho mâu thuẫn này, nhưng theo quan điểm của tác giả để tạo sự đồng nhất cũng như tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khốn, Trung tâm giao dịch chứng khốn thì Luật các Tổ chức tín dụng nên có định hướng thay đổi để đồng nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sàn được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty được kiểm tốn. Tỷ lệ cụ the sẽ được quy định trong Điều lệ công ty hoặc Điều lệ công ty quy định một tỉ lệ hoặc một giá trị khác. Những giao dịch có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản của công ty trở lên đều là những giao dịch có giá trị lớn, có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu cũng như năng lực tài chính của cơng ty. Do vậy, vấn đề này thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông (cơ quan quyền lực cao nhất của công ty) là rất phù hợp.

- Thông qua hợp đồng, giao dịch giữa công ty với những đối tượng: cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phố thông của cơng ty và những người có liên quan của họ; thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và người có liên quan của những đối tượng này, doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty sở hữu phần vốn góp hoặc cồ phần; doanh nghiệp mà người liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc người quản lý khác theo quy định tại Điều công ty cùng sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ. Thẩm quyền này có thể thuộc về Hội đồng quản trị nếu như Điều lệ công ty và quy chế nội bộ về quản trị công ty quy định.

- Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty con của công ty cổ phần,

công ty do công ty cô phân năm quyên kiêm sốt trên 50% vơn điêu lệ trở lên với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc và người quản lý khác theo Điều lệ của công ty theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định sổ 71/2017/NĐ-CP. Thẩm quyền này có thể thuộc về Hội đồng quản trị nếu như Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị cơng ty quy định.

* Nhóm các quyền của Đại hội đồng cổ đơng về vốn và tài chính của cơng ty. Pháp luật hiện hành quy định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông trong các vấn đề liên quan đến vốn và tài chính của cơng ty như sau:

- Thơng qua báo cáo tài chính hằng năm cùa cơng ty. Báo cáo tài chính hằng năm của công ty được coi là một trong những cơ sở quan trọng nhất để Đại hội đồng cổ đông đưa ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi lẽ, báo cáo tài chính là văn bản phản ánh đầy đủ nhất kết quả kinh doanh, cơ cấu tài chính cũng như tình trạng vốn của cơng ty. Theo khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp năm 2020, báo cáo tài chính hằng năm của cơng ty do Hội đồng quản trị lập và và trình lên Đại hội đồng cổ đông.

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập và quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Theo đó, Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định các loại cồ phần mà công ty được quyền chào bán (như cổ phần phổ thông, các loại cổ phần ưu đãi). Đại hội đồng cổ đơng cũng có quyền quyết định tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn. Ngoài ra, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đơng sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đơng sáng lập khác; nếu muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho người khác khơng phải là cổ đơng

sáng lập thì phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

- Quyêt định việc thay đôi vôn điêu lệ của công ty theo quy định tại khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định việc cơng ty hồn trà một phần vốn góp cho cổ đơng theo tỉ lệ sớ hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm trờ lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đơng. Đồng thời, sau khi hồn trả cổ phần cho cổ đông, công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

- Quyết định việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty tại Điều 130, Điều 131 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo quy định, Đại hội đồng cổ đơng có quyền quyết định loại cồ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán. Do đó, khi công ty muốn mua lại nhũng cố phần đã bán, đặc biệt là với số lượng lớn trên 10% thì khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty là điều không tránh khỏi. Với một vấn đề quan trọng như vậy, thẩm quyền quyết định đương nhiên phải trao cho Đại hội đồng cổ đông.

- Quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành trái phiếu nếu Điều lệ công ty quy định. Các loại trái phiếu bao gồm trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Mặc dù Đại hội đồng cố đơng có thấm quyền quyết định tổng giá trị trái phiếu phát hành nhưng khơng có thẩm quyết quyết định giá chào bán trái phiếu, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Bởi lẽ, việc phát hành trái phiếu chỉ là một hình thức huy động vốn mà khơng làm ảnh hưởng đến việc sở hữu cổ phần các cố đông cũng như không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty. Mặt khác, giá bán trái phiếu ln có sự biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế. Hội đồng quản trị với cơ chế triệu tập, thông qua

quyêt định tương đôi đơn giản, gọn nhẹ nên dê dàng năm băt được diên biên của giá trái phiếu trên thị trường để có thể đưa ra mức giá chào bán phù hợp với lợi ích của cơng ty. Đại hội đồng cổ đơng với cơ chế họp định kỳ mồi năm một lần và nếu họp bất thường thì cũng tốn rất nhiều thời gian, do đó khó có thế đưa ra quyết định về mức giá chào bán phù hợp và kịp thời. Bên cạnh đó, khơng phải cổ đơng nào cũng am hiểu và có được thơng tin đầy đủ về thị trường để đưa ra được một mức giá chào bán trái phiếu tối ưu. Vì vậy, trao

thẩm quyền về vấn đề này cho Hội đồng quản trị quyết định là hợp lý.

- Quyết định mức cổ tức thanh toán hằng năm cho mồi loại cổ phần phù

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 48)