Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cồ đông.

2.1.2. ỉ. Thành viên Hội đồng quán trị

a. Điều kiện chung đối với tất cả các thành viên Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung, thay thế. Mồi thành

viên Hội đơng quản trị có qun và nghĩa vụ riêng và phải tự chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình. Thành viên Hội đồng quản trị phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:

- Không thuộc đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

- Thành viên Hội đồng quản trị cơng ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác.

- Đổi với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và công ty con của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị khơng được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tống giám đốc và người quản lý khác của cơng ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định thành viên Hội đồng quản trị phải là cá nhân, cỏ đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đây là điếm khác biệt lớn nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị so với Luật Doanh nghiệp năm 2014. Điều này đã khắc phục hạn chế trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, đó là Luật Doanh nghiệp 2014 đã tước bỏ quyền được tự đề cử làm thành viên Hội đồng quản trị của cổ đông là tổ chức và cũng tước bở ln quyền tổ chức đó được tự mình quản lý cổ phần của mình trong một cơng ty cổ phần khác [27, tr. 33]. Theo đó, cổ đơng là tổ chức hồn tồn mất quyền kiểm sốt đối với thành viên Hội đồng quản trị mà mình đề cử. Vì về mặt pháp lý cổ đơng là tồ chức khơng có quyền bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị. vấn đề này do Đại

hội đông cô đơng cùa cơng ty có Hội đơng quản trị qut định. Như vậy sẽ không thể đảm bảo rằng thành viên Hội đồng quản trị ln hành động vì lợi ích của cơng đơng là tổ chức mà mình đại diện. Thậm chí họ cịn có thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng cho mình.

Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bố sung năm 2017 (Luật các Tổ chức tín dụng) có quy định liên quan đến một cơng ty là tổ chức ủy quyền cho người đại diện phần vốn góp và người đó đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị tại ngân hàng mà cổ đơng đó có vốn góp (cổ phần). Tuy nhiên, điểm d, khoản 1 Điều 35 Luật các Tố chức tín dụng lại quy định thành viên Hội đồng quản trị của một ngân hàng thương mại cổ phần đương nhiên mất tư cách thành viên khi “khơng cịn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền cùa cổ đơng là tổ chức”. Điều đó có nghĩa, nếu một thành viên Hội đồng quản trị đồng thời là người đại diện theo úy quyền quản lý phần vốn góp của một cổ đơng là tổ chức thì sẽ đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị khi cổ đơng là tổ chức đó rút ủy quyền đại diện phần vốn góp. theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng quy định này là chưa họp lý. bởi lẽ, cá nhân này đóng hai vai trị khác nhau: một vai trò là người đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của cổ đơng là tổ chức và một vai trò là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng nơi cổ đơng là tổ chức góp vốn. Trong vai trị người được ủy quyền đại diện phần vốn góp thì tư cách đại diện phụ thuộc vào ý chí của người ủy quyền. Người ủy quyền có quyền đơn phương rút ủy quyền bất kỳ lúc nào và quan hệ ủy quyền sẽ đương nhiên chấm dứt khi người ủy quyền rút lại ủy quyền. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó thì vai trị là thành viên Hội đồng quản trị vần cịn. do đó, tư cách thành viên hội đồng quản trị phụ thuộc vào ý chí của đại Hội đồng cổ đơng của cơng ty có Hội đồng quản trị.

Điều này cho thấy, việc ủy quyền tham gia Hội đồng quản trị của một

cố đông là tổ chức chỉ mang tính đề cừ, giới thiệu cịn việc chấp thuận người được đề cử đó hay khơng phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng mà cổ đông là tổ chức đó góp vốn. Do đó việc rút ủy quyền đại diện phần vốn góp của một cổ đơng khơng thể là lý do để thành viên Hội đồng quản trị đương nhiên mất tư cách thành viên. Điều đó cũng có nghĩa cổ đơng là tổ chức chỉ được quyền đề nghị Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng bãi miễn tư cách thành viên Hội đồng quản trị sau khi rút ủy quyền đại diện phần vốn góp của cá nhân thành viên Hội đồng quản trị. Việc một cổ đông rút ủy quyền đại diện phần vốn góp dần đến chấm dứt tư cách thành viên Hội đồng quản trị của một ngân hàng vừa vi phạm nghiêm trọng quyền của Đại hội đồng cổ đông ngân hàng đó vừa vi phạm nghiêm trọng quyền của các cổ đơng (ngồi cổ đơng là tổ chức ùy quyền cho cá nhân người làm thành viên Hội đồng quản trị) đã dồn phiếu bầu cho thành viên đó.

Thêm vào đó, đặt ra một vấn đề đó là: nếu một tổ chức ủy quyền cho một cá nhân làm thành viên Hội đồng quản trị được thì tại sao một cá nhân lại JL khơng được ủy quyền cho một tố chức thay mặt mình làm thành viên Hội đồng quản trị đe quản lý sơ vốn của mình đã đầu tư vào một cơng ty khác? Thực tế cho thấy có rất nhiều tố chức quân lý tài sản chuyên nghiệp như các công ty quản lý quỳ và họ tập trung được nhiều chuyên gia giỏi để quản lý tài sản của những người ủy thác. Như vậy nếu cổ đông ủy quyền cho một tổ chức quản lý có uy tín thay mặt mình làm thành viên Hội đồng quản trị cũng sẽ là một cách để khuyến khích đầu tư vào cơng ty cổ phần. Thành viên Hội đồng quản trị là tồ chức sẽ cử ra các chuyên gia giỏi của mình tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị đế đưa ra ý kiến có chất lượng cao phục vụ lợi ích tốt nhất của cơng ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì thành viên Hội đồng quản trị phải là “cổ đơng sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông

hoặc người khác có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ công ty”. Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ đi điều kiện về tỉ lệ 5% tổng số cổ phần phổ thơng nêu trên. Thêm vào đó tại điểm b khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nhấn mạnh thành viên Hội đồng quản trị “không nhất thiết phải là cổ đơng của cơng ty”. Người có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của cơng ty cũng có thể trờ thành thành viên Hội đồng quản trị, trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác. Đây là quy định phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này cho phép các cơng ty cổ phần có nhiều cơ hội tuyển chọn được những người có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tham gia vào Hội đồng quàn trị; thể hiện rằng yếu tố độc lập của Hội đồng quản trị trong công ty cố phần ngày càng được coi trọng. Do có vị trí độc lập với cơng ty nên những thành viên này thường có cái nhìn khách quan hơn, đưa ra những ý kiến sáng suốt và hạn chế tối thiểu xung đột lợi ích trong công ty. Tuy nhiên, xuất phát từ yếu tố tài sản và trách nhiệm, có ý kiến cho rằng nếu như không phải cố đông, không phải là người có tài sản tạo dưng nên cơng ty thì họ có the thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, nếu rủi ro xảy ra thì cũng khơng ảnh hưởng đến h, vì vậy nên những người khơng phải là cổ đơng cơng ty cồ phần rất khó được đề xuất làm thành viên Hội đồng quản trị.

Với tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần, Luật các tổ chức tín dụng đưa ra tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị bao gồm: có đạo đức nghề nghiệp, có bằng đại học trở lên; có ít nhất 3 năm là người quản lý, người điều hành của tố chức tín dụng hoặc có ít nhất 5 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm tốn hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối

thiêu băng mức vôn pháp định đơi với loại hình tơ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, kế tốn, kiểm tốn. Có thể thấy rằng tiêu chuẩn này cao hơn rất nhiều so với Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, thể hiện tính đặc thù của ngành ngân hàng cũng như tầm quan trọng của lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Cũng giống như Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép thành viên Hội đồng quản trị có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác. Riêng đối với công ty cổ phần đại chúng thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng chỉ được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại tổi đa 05 công ty khác (khoản 3 Điều 275 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP chưa xét đến các tình huống khác gây ảnh hưởng đến sự độc lập cũng như thời gian, trách nhiệm dành cho công ty cùa các thành viên Hội đồng quản trị. Các tình huống đó có thế là việc một thành viên Hội đồng quản trị tham gia nhiều Hội đồng quản trị; hoặc thành viên Hội đồng quản trị của các công ty cùng kinh doanh trong một lĩnh vực ngành nghề; hoặc thành viên Hội đồng quản trị của cơng ty có quan hệ kinh doanh với cơng ty đó... Tất că các trường hợp này đều có thể làm ảnh hưởng tới việc đánh giá độc lập của Hội đồng quản trị và có khả năng gây ra xung đột lợi ích. Điều này cịn có thế gây ra tình trạng nội gián, làm thất thốt thơng tin, gây tổn thất cho cơng ty. Để đảm bảo phát huy được tối đa năng lực của mồi thành viên Hội đồng quản trị, mồi thành viên Hội đồng quán trị không nên ôm đồm quá nhiều công việc tại nhiều công ty cố phần khác nhau đế có thời gian tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị mà mình là thành viên. Bên cạnh đó, pháp luật cũng khơng đề cập đến trường hợp một người nào đó tham gia quá 05 Hội đồng quản trị thì sẽ xử lý như thế nào? Sẽ phải

chịu chê tài gì? sơ phận các quyêt định của các Hội đông quản trị mà thành viên vi phạm sẽ ra sao?...

b. Điều kiện trở thành thành viên độc lập Hội đồng quản trị:

Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện riêng đề đảm bảo tính độc lập của mình. Đây cũng chính là sự khác biệt của các thành viên độc lập đối với các thành viên không độc lập trong Hội đồng quản trị.

Khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tiêu chuẩn cùa thành viên độc lập Hội đồng quản trị được chia thành hai nhóm bao gồm:

Thứ nhất, các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo tính độc lập về quan hệ tài sản gồm có: Khơng phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định; không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cơng ty; khơng cùng người có liên quan sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty đại chúng; không phải là đối tác hoặc người có liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hàng năm với công ty đại chúng chiếm từ 30% trở lên tống doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơng ty. Đây là nhóm các tiêu chuẩn, điều kiện giúp đảm bảo rằng những quyết định của thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng nhằm thu về những khoản lợi ích về tài sản cho chính cá nhân và người liên quan của họ

Thứ hai, các tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo tính độc lập về quan hệ nhân dân, gồm có: Khơng phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty, không phải là người đã từng làm việc cho cơng ty, cơng ty con cúa cơng ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; khơng phải là người có vợ hoặc chồng,bố, mẹ đẻ, bố, mẹ ni, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột là cổ

đông lớn của công ty, là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm thành viên của Hội đồng qn trị, Ban kiểm sốt của cơng ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ. Nhóm các tiêu chuẩn, điều kiện này để đảm bảo thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng có bất kỳ mối liên hệ nào với công ty đại chúng, bao gồm cả mối liên hệ với những cá nhân, tố chức thuộc công ty đại chúng trong một khoảng thời gian nhất định trước đó.

Khi xem xét Điều lệ, quy chế quản trị, quy định nội bộ của các công ty đại chúng đều có nội dung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Tại hầu hết các công ty đại chúng, nội dung quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị tương đồng với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Chứng khốn năm 2019. Một số cơng ty đại chúng đã quy định trong Điều lệ và Quy chế quản trị một số tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lập cao hơn, chặt chẽ hơn so với các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán.

Khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định theo hướng mở cho phép pháp luật về chứng khốn có quy định khác về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Do đó Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng với tư cách là một thành phần quan trọng của pháp luật về chứng khoán nên quy định chi tiết một số tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên độc lập Hội đồng quân trị theo hướng đảm bảo tính khả thi hơn [21, tr. 39].

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)