Một số nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 59)

mơ hình đon lóp trong quăn trị cơng ty cổ phần

2.2.1. ưu điểm

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng tạo sự chặt chẽ trong quản lý Nhà nước, thể hiện ở nhũng điểm sau:

- Luật Doanh nghiệp cho phép công ty cổ phần được chú động trong việc lựa chọn cơ cấu tổ chức theo mơ hình đơn lớp hoặc mơ hình hai lớp theo quy định tại Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020; lựa chọn người đại diện theo pháp luật (Chủ tịch Hội đồng quản trị /Giám đốc/Tổng giám đốc). Trường hợp có từ 02 người đại diện theo pháp luật trở lên thì Chủ tịch Hội

đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật và cần được quy định rõ trong Điều lệ.

- Các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần.

So sánh các quy định về Đại hội đồng cổ đông của Luật Doanh nghiệp năm 2020 với Luật Doanh nghiệp năm 2014 hay giữa các vị trí quản lý thuộc công ty cổ phần như Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tống giám ta dễ dàng nhận thấy Đại hội đồng cố đơng ln nằm ở vị trí đầu tiên và có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của cơng ty cổ phần. Luật doanh nghiệp trao cho Đại hội đồng cổ đông rất nhiều quyền đặc thù như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; xem xét và xử lý vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hay quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Các hoạt động thuộc thẩm quyền riêng biệt của Đại hội đồng cổ đông đều là các hoạt động quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty về lâu dài. Đổi với các quyền chung của Đại hội đồng cố đơng và Hội đồng quản trị thì quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông bao giờ cũng ở mức cao hơn và bao quát hơn. Việc mua lại tổng số cổ phần có giá trị lớn hay đầu tư, bán tài sản có giá trị lớn đều thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Các quyền này cũng được ghi nhận cho Hội đồng quản trị nhưng ở mức thấp hơn... thông qua các nội dung này có thể thấy pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã có nhận thức đúng đắn và quan tâm đúng mực về vai trò cùa Đại hội đồng cổ đơng trong cơng ty cổ phần. Việc luật hóa quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cồ đông giúp cơ quan này có địa vị pháp lý vừng chắc trong việc thực thi quyền hạn, củng cố vị trí cùa mình, giúp hoạt động của cơng ty cổ phần được hợp pháp và ngày càng phát triển lớn mạnh.

Các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành đã khắc phục được

nhiêu hạn chê trong các quy định trước đó trong việc làm rõ vị trí, vai trị và thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Việc bổ sung quy định Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty cổ phần thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty nếu không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông đã khẳng định quyền của tập thể cổ đông trong doanh nghiệp; đồng thời hoạt động của nhũng người quản lý được giám sát chặt chẽ hơn, tránh được hành vi lạm quyền hoặc giao dịch trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty và những thành viên khác trong cơng ty. Ví dụ như các giao dịch với những chủ thể đặc biệt, giao dịch mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán... Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã tăng cường mở rộng phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đơng để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của nhóm các cổ đơng thiểu số.

Đối với vấn đề về điều kiện, thể thức triệu tập, tiến hành các cuộc họp Đại hội đồng cố đông: Luật Doanh nghiệp đã quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 51 % tống số phiếu biểu quyết cho lần triệu tập thứ nhất, 33% tổng số phiếu biểu quyết cho lần triệu tập thứ hai. Tùy thuộc vào vấn đề được thông qua, tỉ lệ tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đơng dự họp tán thành giảm cịn 51% và 65% thay vì 65% và 75% như quy định trước đây trong Luật Doanh nghiệp năm 2005. Ngoài ra, điểm đáng chú ý là Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã đưa quy định mở hơn về việc ứng dụng công nghệ vào cuộc họp, cho phép cổ đông tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, gửi thư, fax, thư điện tử và hình thức cụ thể này phải được ghi rõ trong Điều lệ doanh nghiệp.

Với những thay đổi mang tính bước ngoặt nêu trên, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh, bổ sung nội dung Điều lệ công ty và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua theo đúng quy định.

2.2.2. Bât cập, hạn chê

Thứ nhất, về thành viên độc lập Hội đồng quản trị

- Vai trò của thành viên độc lập Hội đồng quản trị: theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp thì các thành viên độc lập Hội đồng quản trị là bão vệ quyền lợi của chủ sở hữu, kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành công ty. Trong công ty cồ phần ln tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa các cổ đông công ty với tư cách là người sở hữu vốn với bên kia là những người quản lý điều hành công ty với tư cách là người trực tiếp sử dụng vốn của chủ sở hữu. Thực tế cho thấy, những người quàn lý, điều hành có thể khơng phải là những cổ đơng nấm giữ đa số cổ phần cua cơng ty nhưng có quyền quản lý, điều hành cơng ty. Điều này có thể dẫn tới hệ quả có thể xảy ra nguy cơ phát sinh các giao dịch tư lợi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc đặt ra các quy định về thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam. Theo đó thành viên độc lập Hội đồng quản trị sẽ đóng vai trị như người giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều hành, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, đặc biệt là các cổ đơng thiểu số. Vì vậy Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã đặt ra các tiêu chuẩn riêng đối với thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Những quy định này nhàm làm cho thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng có quan hệ lợi ích riêng trong công ty, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của cơng ty mà khơng vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm người nào đó. Sự hiện diện của thành viên độc lập Hội đồng quàn trị được kỳ vọng sẽ làm cho Hội đồng quản trị có thể đưa ra những quyết định không thiên vị, gây xung đột về lợi ích giữa các cố đơng cơng ty, bảo vệ được cổ đông thiểu số, tạo ra đối trọng để hài hịa lợi ích giữa các nhóm cồ đông, đồng thời quan tâm tới cả những chủ thể khác, bảo vệ được uy tín của cơng ty, giữ

được lòng tin của khách hàng, “giữ chân” được người lao động... hạn chê được những thiệt hại cho công ty. Hon thế nữa, sự tồn tại của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động

của công ty, làm các cổ đông yên tâm hon và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo thời gian làm việc trong công ty, mối quan hệ giữa thành viên độc lập Hội đồng quản trị với các thành viên quản lý, điều hành khác ngày càng sâu sắc; bản thân các thành viên độc lập cũng tham gia ngày càng sâu hon vào các hoạt động của cơng ty. Theo quy định về tính độc lập đối với thành viên độc lập là chặt chẽ, như độc lập trong các mối quan hệ nhân thân, độc lập về kinh tế nhưng điều này có thực sự giúp cho các thành viên độc lập có thể đưa các quyết định một cách độc lập, khách quan hay khơng? Trong thực tế có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập nhất là trong tư tưởng của các thành viên độc lập mà không dễ dàng đế kiểm sốt. Ví

dụ: xuất phát từ vai trị quan trọng cùa các thành viên độc lập nên các công ty cổ phần sẵn sằng trả một khoản thù lao lớn đế họ thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành. Điều này có thể có tính hai mặt dẫn tới các thành viên độc lập Hội đồng quản trị không chú tâm tới việc thực thi

nhiệm vụ mà chỉ quan tâm củng cổ vị trí để hưởng thù lao hậu hĩnh.

- Pháp luật hiện hành chưa quy định trách nhiệm giám sát việc bổ nhiệm các thành viên độc lập Hội đồng quân trị. Vì vậy cần thiết phải quy định việc cơng bố thơng tin đầy đủ, đồng thời có thể quy định đơn vị kiểm toán giám sát các tiêu chí độc lập của các thành viên độc lập trước khi trình Đại hội đồng cố đơng phê duyệt và bổ nhiệm, tránh việc bố nhiệm các thành viên độc lập chỉ là hình thức. Làm được như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện những quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn [12, tr. 60].

- Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị chưa hợp lý:

Việc Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Hội đơng quản trị trong mơ hình đơn lớp phải có tối thiểu 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập (Điều 137) vơ hình chung chưa thể hiện được vai trị giám sát của loại thành viên này. Bởi lẽ, các quyết định của Hội đồng quản trị đều được biểu quyết thơng qua theo ngun tắc đa số phiếu. Vì thế ngay cả khi tất cả các thành viên độc lập Hội đồng quản trị khơng đồng ý thì quyết định của Hội đồng quản trị vẫn được thông qua.

77iứ hai, về ủy han kiêm toán trực thuộc Hội đồng quản trị

Quản trị cơng ty cổ phần theo mơ hình đơn lóp là một mơ hình khơng mới đối với thế giới nhưng lại tương đối mới ở Việt Nam. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các doanh nghiệp đại chúng và doanh nghiệp niêm yết được phép thành lập một ủy ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (ủy ban kiểm tốn theo thơng lệ quốc tế) thay vì thành lập Ban kiếm soát, nếu đáp ứng được một số quy định cụ thế khác của luật. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa quen với mơ hình mới này và mơ hình truyền thống (mơ hình hai lớp). Đặc biệt là ớ nhiều doanh nghiệp vai trò của Ban kiểm soát thể hiện khá mờ nhạt.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị cơng ty, mơ hình đơn lóp trong quản trị cơng ty cổ phần (mơ hình Hội đồng quăn trị và ủy ban kiểm tốn nội bộ) là thơng lệ tốt nhất, hiện được nhiều quốc gia sử dụng. Theo đó, thành viên úy ban kiếm toán nội bộ được trao trách nhiệm cao hơn về chun mơn tài chính kế tốn, riêng Trưởng ban phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Với yêu cầu này, ủy ban kiếm toán nội bộ nhận trách nhiệm giám sát quy trình lập báo cáo tài chính, lựa chọn kiểm tốn độc lập và thực hiện việc giám sát cả kiểm toán nội bộ và độc lập. Bộ phận này cũng có thể hồ trợ Hội đồng quản trị thực hiện trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, thực hiện giám sát

các vấn đề liên quan đến tài chính, quản lý rủi ro [12, tr. 61] ...

Theo thơng kê của Đâu tư Chứng khoán, sau 2 năm kê từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 chính thức thừa nhận mơ hình đơn lớp trong quản trị cơng ty cổ phần, có rất ít doanh nghiệp có tờ trình về việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý cơng ty theo mơ hình đơn lóp. Những cái tên hiếm hoi có thể kể tới là Cơng ty cổ phần Vinamilk, Công ty cổ phần Licogi 16, Công ty cổ phần đầu tư địa ốc NoVa... Trong số các doanh nghiệp đó, ngoại trừ Vinamilk có bồ sung thêm một số gương mặt mới làm thành viên độc lập, phụ trách các tiểu ban trực thuộc Hội đồng quản trị thì ở các doanh nghiệp cịn lại, Đại hội đồng cổ đông không mấy chú ý tới nội dung tờ trình này.

Liên quan tới mơ hình mới, Luật Doanh nghiệp có quy định nhưng lại chưa có hướng dẫn. Ví dụ các tiểu ban thì do ai bổ nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào; tiểu ban kiểm tốn có làm nhiệm vụ như ban kiểm sốt trong mơ hình hai lớp hay khơng? Ngồi ra nếu áp dụng mơ hình đơn lớp thì bắt buộc ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiếm tốn nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị, đồng thời Trưởng ban kiểm toán và Trưởng tiều ban lương thưởng bắt buộc phải là thành viên độc lập.

Ở các doanh nghiệp đã áp dụng theo mơ hình mới như cơng ty cổ phần Licogi, dù đã thơng qua mơ hình mới trong quản trị cơng ty nhưng câu chuyện trưởng tiểu ban lương thưởng có bắt buộc là thành viên Hội đồng quản trị hay khơng? Cơng ty có thể sử dụng ln tiểu ban kiểm toán để áp dụng cho cơng việc kiểm sốt như chức năng cùa Ban kiểm sốt trong mơ hình cũ có được hay khơng?... vẫn là những câu hởi được đặt ra.

Thực tế ghi nhận nhiều thắc mắc về mơ hình qn trị mới và cả những thách thức khiến doanh nghiệp cịn chần chừ. Ví dụ nếu doanh nghiệp lựa chọn mơ hình một cấp thì buộc phải có thành viên độc lập Hội đồng quản trị, chiếm 20% số thành viên Hội đồng quản trị, trong khi đó tiêu chí độc lập theo

luật lại rất cao, việc tìm người phù hợp là rất khó khăn. Thực tiễn áp dụng quản trị doanh nghiệp cho thấy có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau đó là: doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quy định tối thiểu về quán trị theo luật định; thực hiện đúng theo luật và theo thông lệ tốt về quản trị quốc tế (không phải do Nhà nước ban hành); thực hiện theo bản chất, thay vì hình thức. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp minh bạch và tiên tiến hơn là khối doanh nghiệp niêm yết cũng mới chỉ thực hiện ở cấp độ 1 hoặc cấp độ 2.

Thứ ha, về Đại hội đồng cô đông

Một là, các quy định hiện hành chưa giúp Đại hội đơng cơ đơng bảo vệ có hiệu quả các cổ đông thiểu số và thể hiện vai trị cân bằng quyền lợi của các cổ đơng trong công ty cổ phần. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì Đại hội đồng cồ đơng đứng ở vị trí trung tâm, giúp điều chình và cân bằng

cán cân quyền lợi giữa các cổ đông trong công ty cổ phần, đặc biệt là làm hạn chế sự lạm quyền của các cổ đông lớn, bảo vệ quyền của các cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các cố đông thiểu sổ vẫn luôn phải chịu nhiều bất lợi và thiệt thịi. Ví dụ khi có tranh chấp phát sinh, họ ln bị các cổ đông lớn chèn ép và buộc phải chấp nhận những bất cơng mà khơng thể làm gì được. Điều này xuất phát chủ yếu từ hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành - nhiều quy định chưa được xây dựng một cách cụ thể nên gây khó khăn cho việc áp dụng; từ đó hạn chế quyền của Đại hội đồng cổ đông trong việc bảo vệ cổ đông thiểu sổ như quy định về việc tham dự và

Một phần của tài liệu Mô hình đơn lớp trong quản trị công ty cổ phần theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 59)