II. Giới thiệu môi trường lập trình ISE.
CHƯƠNG IV: NGÔN NGỮ VHDL 4.1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ VHDL
3.5.1. Các đơn vị và thư viện thiết kế
Khi chúng ta viết mô tả các hoạt động VHDL, chúng ta phải ghi lại dạng các tệp thiết kế (design file), sau đó dùng một trình biên dịch để phân tích cú pháp của chúng và đưa chúng vào thành lập một thư viện thiết kế (Design Library). Một số các cấu trúc của VHDL có thể được phân tích riêng rẽ để đưa vào thư viện thiết kế. Các cấu trúc đó được gọi là các đơn vị thư viện (Library Units). Các đơn vị thư viện chính (primary) bao gồm các mô tả đầu vào, các mô tả đóng gói thành phần chính và các mơ tả cấu hình (xem tiếp trong mục 3.5.2). Các đơn vị thư viện phụ
(secondary) bao gồm các thân chương trình kiến trúc và các thân của các đóng gói thành phần chính. Các đơn vị thư viện đó phụ thuộc vào đặc điểm giao diện của chúng trong các đơn vị thư viện chính tương ứng, vì đơn vị chính phải được phân tích trước bất kỳ đơn vị phụ nào tương ứng.
Một tệp thiết kế có thể chứa một số đơn vị thư viện. Cấu trúc của một tệp thiết kế có thể được chỉ định như trong cú pháp sau:
tệp thiết kế :: = đơn vị thiết kế {đơn vị thiết kế}
đơn vị thiết kế :: = mệnh đề ngữ cảnh đơn vị thư viện
mệnh đề ngữ cảnh :: = {thành phần ngữ cảnh}
thành phần ngữ cảnh :: = mệnh đề thư viện | mệnh đề sử dụng mệnh đề thư viện :: = library danh sách tên logic;
danh sách tên logic :: = tên logic { , tên logic}
đơn vị thư viện :: = đơn vị chính | đơn vị phụ
đơn vị chính :: = mơ tả đầu vào | mơ tả cấu hình | mơ tả đóng gói đơn vị phụ :: = thân kiến trúc | thân đóng gói
Các thư viện được tham chiếu để sử dụng các định danh được gọi là các tên logic (logic name). Tên này phải được dịch bởi hệ điều hành chủ thành một tên lưu trữ hoạt động độc lập. Ví dụ, các thư viện thiết kế có thể hoạt động như các tệp cơ sở dữ liệu (database file), và tên logic phải được dùng để có thể xác định tên tệp cơ sở dữ liệu. Các đơn vị thư viện trong thư viện đã được cung cấp có thể tham chiếu
đến thơng qua hậu tố tên của chúng với tên logic thư viện. Để ví dụ, chúng ta có tên
tệp là ttl_lib.ttl_10 phải tham chiếu đến đơn vị ttl_10 trong thư viện ttl_lib. Mệnh đề ngữ cảnh có trước mỗi đơn vị thư viện chỉ định các thư viện nào khác nó sẽ tham chiếu đến và các dạng đóng gói nào nó sử dụng. Phạm vi của các tên có thể nhận thấy được thông qua mệnh đề ngữ cảnh kéo dài đến hết đơn vị thiết kế.
Có hai loại thư viện đặc biệt mà hồn tồn có thể sử dụng được cho tất cả các
đơn vị thiết kế, và không cần đặt tên trong mệnh đề thư viện. Thư viện đầu tiên có
tại sẽ được đặt dành cho người phân tích. Sau khi đặt vào đơn vị thiết kế, các đơn vị thiết kế được phân tích trước đó trong tệp thiết kế có thể tham chiếu để sử dụng tên thư viện có sẵn đó là work.
Thư viện đặc biệt thứ hai được gọi là std, và nó chứa các dạng đóng gói standard và textio. Standard bao gồm tất cả các kiểu định nghĩa sẵn và các hàm
chức năng. Tất cả các thành phần con trong các đóng gói đó đều có thể sử dụng
được, và không cần sử dụng các mệnh đề để truy xuất chúng.