- Các số liệu thu được của các cây/ô chia cho số cây theo dõi để lấy số
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc
Đây là giai đoạn chuyển từ trạng thái tiềm sinh (ngủ nghỉ) sang trạng thái sống để tạo thành cơ thể mới.
Giai đoạn này được tính từ khi hạt hút nước trương lên đến khi mầm mọc khỏi mặt đất xèo hai lá tự diệp. Trong giai đoạn này cây cao lương đã bắt đầu quang hợp được nhưng không đáng kể, sinh trưởng của cây chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt. Trong giai đoạn này diễn ra quá trình biến đổi về sinh lý sinh hóa, phân giải và tiêu hao năng lượng phục vụ cho việc nảy mầm. Như vậy việc nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh trong thời điểm này phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, yếu tố di truyền. Yếu tố ngoại sinh phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ và oxy. Điều kiện cần và đủ để hạt cao lương nảy mầm là ẩm độ, nhiệt độ và oxy. Vì vậy ở giai đoạn này xảy ra nhanh và thuận lợi thì trước khi gieo hạt chúng ta cần trộn đất đều tơi xốp, thống khí , đảm bảo độ ẩm từ 60 -80%. Ngồi ra q trình nảy mầm của hạt cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại (ẩm độ hạt, độ nguyên vẹn của hạt, yếu tố di truyền…).
Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian từ gieo đến mọc của các giống cao lương biến động từ 5 - 8 ngày. Trong đó có giống B26, B8, B18 thời gian từ
gieo đến mọc là 7 - 8 ngày, cịn lại các giống B21, B24, B9, B11 có thời gian từ gieo đến mọc là 5 - 6 ngày. Sự biến động khơng lớn đảm bảo độ chính xác cho thí nghiệm sau này.