Quá trình hình thành và phát triển ngânhàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

Biểu đồ 2.2 : Doanh số thu nợ tại NHCSXH quận Lê Chân

5. Kết cấu luận văn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngânhàng chính sách xã hội

Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín chấp đối với các hộ nghèo…

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tháng 3 năm 1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương đóng góp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay. Quỹ được sử dụng để cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, mức cho vay tối đa 2.500.000 đồng/hộ, người vay không phải thế chấp tài sản.

Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ- TTg về việc cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo; ngày 01/9/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 290/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất.

Với mơ hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hố và có điều kiện thốt khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế cơng việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, không tách được chức năng hoạch định chính sách và điều hành theo chính sách.

Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế cịn có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn do Ngân hàng Cơng thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo,

thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…

Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm sốt của Nhà nước, khơng tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.

Để triển khai Luật Các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khố X về việc sớm hồn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách ra khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.

Sau bảy năm Ngân hàng Phục vụ người nghèo hoạt động, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thơng thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngày 4 tháng 10 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động là 99 năm.

Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức khai trương đi vào hoạt động. Lấy Logo là hình búp sen. Biểu trưng ấy được tạo thành bởi hình ảnh cách điệu của 2 bàn tay đan nhau, tạo hình 2 chữ N (viết tắt của từ Người nghèo) và tạo thành 3 khối chéo trên đỉnh, tượng trưng cho 03

miền Bắc - Trung - Nam. Phía dưới biểu trưng Logo mang dòng chữ “VBSP” là chữ viết tắt tên tiếng Anh của NHCSXH (Vietnam Bank For Social Policies) tạo đài hoa như một bệ đỡ vững chắc, thể hiện tinh thần vì người nghèo và những cam kết của NHCSXH, đoàn kết chung tay cùng người dân trong cả nước, hướng về người nghèo, đồng hành cùng người nghèo, giúp đỡ người nghèo chống lại đói nghèo và sự lạc hậu với ước vọng xây dựng đất nước mạnh giàu, xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.

Với biểu trưng gắn liền với hình ảnh của lồi hoa thanh tao, thuần khiến có sức sống mãnh liệt, thân thiện, gắn liền với đời sống con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam, nhắc nhở cán bộ NHCSXH không ngừng nỗ lực phấn đấu; vượt qua khó khăn, thử thách; cần - kiệm - liêm chính - chí cơng - vơ tư; hồn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả mà Đảng - Quốc hội - Chính phủ và nhân dân cả nước đã tin tưởng giao phó.

NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp:

Bộ máy quản trị, gồm: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc ở Trung ương; Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Bộ máy điều hành tác nghiệp bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương; Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh và 631 Phòng giao dịch cấp huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)