Mật độ, khoảng cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đối với giống hồng không hạt trồng tại phia đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 36)

Giống sinh trưởng khỏe, hố cách hố 8m x 8m (160 cây/ha).

Giống sinh trưởng kém hơn thì khoảng cách hố là 6m x 6m (280 cây/ha).

Đất đồi trồng dày hơn đất bãi. Có thể trồng dày ngay từ đầu, rồi khi giao tán sẽ bỏ bớt 1 cây ở giữa tạo khoảng cách là 4m x 4m hoặc 3m x 3m, sau 7-10 năm, cây ra tán thì đào đi một cây, tận dụng rễ để nhân giống cung cấp cho sản xuất.

2.5.3. Chăm sóc

Khi mới trồng hồng, ta có thể trồng xen cây họ đậu (lạc, đậu, muồng, cốt khí...), để vừa cải tạo đất vừa hạn chế cỏ dại. Cần chú ý tạo hình từ khi cây cịn nhỏ: 2-3 năm đầu để thân chính cao 0,8-1m, sau đó để 3-4 cành cấp I, trên mỗi cành cấp I ni 3-4 cành cấp II, cho tỏa đều 4 phía (những mầm cành khơng cần để thì loại bỏ sớm). Việc tạo hình cịn duy trì trong vài năm đầu trước khi bói quả. Hằng năm sau thu hoạch, cần tỉa cành già, cành sâu bệnh, cắt ngắn bớt cành quả cũ, để thúc đẩy nảy cành mới.

2.5.4. Bón phân

Theo các chuyên gia Hàn Quốc (Yung và Jung):

-Lượng phân cần cho dưới 5 tuổi là: 35kg N; 20kg P2O5; 30kg K2O (trong 1 năm cho 1 ha).

-Cho 1 cây từ 6 đến 20 tuổi (sản lượng đạt 6-10 tấn quả/ha): bón 265kg N; 120kg P2O5; 160kg K2O.

-Cho 1 cây lớn hơn 20 tuổi (sản lượng 20 tấn quả/năm/ha): bón 265kg N; 160kg P2O5 ;210kg K2O.

Cần tập trung bón vào thời kỳ cây ngủ nghỉ và phát triển cành thu: 2/3 lượng phân bón vào tháng 2- tháng 1, cịn lại bón vào mùa mưa để hạn chế quả rụng và phát triển cành thu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đối với giống hồng không hạt trồng tại phia đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 36)