Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên:

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 57 - 63)

4. Phương pháp nghiên cứu:

3.4.Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên:

3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu: a) Chính sách hoạt động:

- Các phịng ban trong ngân hàng cần phải hỗ trợ phịng tín dụng hơn nữa trong việc phát hiện nhu cầu của khách hàng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, cung cấp thông tin, giám sát khoản vay... để việc hạn chế những rủi ro từ hoạt động tín dụng được thực hiện tốt hơn, giảm thiểu tổn thất cho Ngân hàng.

- Tiến hành xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hành cá nhân để hỗ trợ CBTD thẩm định khách hàng vay vốn được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hạn chế đến mức thấp nhất RRTD đem lại cho Ngân hàng.

Ap r. 5

- Tiếp tục duy trì cơng tác khen thưởng, kỷ luật mà ACB đã và đang áp dụng hiện nay: Tìm “Vua bán hàng” của tháng trên tất cả các Chi nhánh, PGD trên tồn quốc, khuyến khích nhân viên tư vấn, khuyến cáo khách hàng sử dụng các “Bó sản phẩm dịch vụ” mới do ACB cung cấp.

- Tăng cường hoạt động Marketing áp dụng chính sách 7P trong Ngân hàng, quảng bá hình ảnh của ACB, các sản phẩm dịch vụ do ACB cung cấp, chú trọng các hoạt động từ thiện cộng đồng. Thông các qua hoạt động này sẽ giúp cho ACB có những ấn tượng tốt của khách hàng và cơng chúng.

- Theo quy định 493 có 5 tiêu chí đánh giá RRTD, thì Ngân hàng mới thực hiện theo 3 tiêu chí đó là: Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/Tổng dư nợ, tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5/Tổng dư nợ và tỷ lệ dự phịng/Tổng dư nợ, mà thiếu đi 2 tiêu chí đó là: Tỷ lệ phân bổ dự phịng/Tổng dư nợ và tỷ lệ xóa nợ rịng/Tổng dư nợ. Để công tác quản trị và hạn chế RRTD đạt được kết quả cao hơn.

b) Chính sách nhân sự:

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm cơng tác thẩm định và tín dụng.

- Về cơng tác tuyển dụng: Tiến hành nộp hồ sơ ra Hội Sở của ngân hàng để thực hiện chế độ thi tuyển đầu vào cho Chi nhánh được tiến hành nghiêm túc và có hiệu quả hơn, dựa trên cơ sở nguyện vọng, nơi làm việc của ứng viên.

3.4.2. Kiến nghị với NHNN:

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng:

- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong q trình phát mãi TSBĐ. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Cơng an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án.

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an tồn... phù hợp với thơng lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở

Ap r. 5

b) Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả:

- Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, can thiệp kịp thời để ổn định thị trường ngoại hối.

- Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành CSTT nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo cho các TCTD hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.

c) Công tác thanh tra:

- Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức: thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm phát hiện qua thanh tra.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thơng tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm sốt được NHTM, thể hiện vai trị cảnh báo, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro, khơng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cán bộ theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi

Ap r. 5

nhánh, đơn vị TCTD trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo mơi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

d) Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng của ngành NH (CIC):

- Nhằm từng bước hồn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng ngành, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thơng tin khơng chính xác phạt vi phạm hành chính, và bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thơng tin đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.

- Thơng tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về KH vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, chi tiết về các khoản có liên quan như: Tư cách người vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, TSBĐ, dư nợ vay và chất lượng TD trong các thời kỳ...

- CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng q có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro, rủi ro tín dụng chiếm khoảng 60% trong tổng rủi ro của NH Châu Á (theo nghiên cứu của McKinsey & Company). Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là sự kiểm sốt được những rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp, bao gồm những rủi ro có thể kiểm sốt được và những rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người. Và hậu quả của rủi ro tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ap r. 5

thường rất nặng nề, không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến nền kinh tế của quốc gia.

Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tất cả chỉ trong giai đoạn khởi đầu và hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của NH.

Trên cơ sở đó, cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như những kinh nghiệm trong thực tế, với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Hịa Nhân, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu trong giai đoạn hiện nay. Trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cơ, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Hòa Nhân và anh Nguyễn Quốc Toản GĐ PGD ACB Lý Thái Tổ Chi nhánh Đà Nẵng.

Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nội bộ Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng.

2.Tài liệu “Quản Trị Hoạt Động Ngân Hàng II” của PGS.TS Lâm Chí Dũng và

Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh Khoa TCNH Trường ĐHKT Đà Nẵng. 3.Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp các khóa.

4.Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về “phân loại nợ, trích

lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD”

Ap r. 5 6.Các website: http://www.sbv.gov.vn www.acb.com.vn http://www.scribd.com/ www.vneconomy.vn http://vn.360plus.yahoo.com/dandelion_clandgio/article?mid=91 MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục các từ viết tắc Danh mục bảng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1

4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 2

Ap r. 5

1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng: .......................... 5

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng: .............................................................................. 9

CHƯƠNG II .................................................................................................... 21

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011. ................................... 21

2. 1. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng:. 21 2.2. Phân tích thực trạng RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu Đà Nẵng: ..... 27

2.3. Cơng tác phịng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu: 33

2.4. Đánh giá cơng tác phịng ngừa và hạn chế RRTD: .................................. 38

CHƯƠNG III ................................................................................................... 40

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ................................................................... 41

3.1. Những căn cứ để đưa ra giải pháp: .......................................................... 41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu CN Đà Nẵng: . 44

3.3. Kinh nghiệm phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một số các Ngân hàng trên thế giới: ............................................................................................ 56

3.4. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên: ................................................... 57

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 57 - 63)