CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Các vụ dịch cúm xảy ra tại Hà Nội và Miền Bắc Việt Nam, 2001-
3.1.3. Dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người do virút cúm A/H5N1 tạ
Cuối năm 2003, sự xuất hiện của virút cúm A/H5N1 được ghi nhận lần đầu tiên trên người tại Việt Nam, cùng với sự bùng nổ của dịch cúm trên gia cầm ở Việt Nam, Trung tâm Cúm Quốc gia – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương đã tiếp nhận toàn bộ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Miền Bắc Việt Nam từ tháng 12/2003 đến nay (5/2009) và sử dụng phương pháp RT-PCR để xác định và giám sát sự lưu hành của virút cúm A/H5N1 trên người.
Bảng 3.3. Kết quả xác định bệnh nhân nhiễm virút cúm A/H5N1 bằng phương pháp RT-PCR tại một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam, 6/2003 - 5/2009
Năm Số bệnh nhân Số bệnh nhân
dương tính Tỷ lệ % 2003 16 3 18,8 2004 283 11 3,9 2005 682 52 7,6 2006 138 0 0 2007 254 8 3,2 2008 215 6 2,8 2009 (31/5/2009) 151 3 2,0 Tổng số 1739 83 4,8
Ngay sau khi có những thông tin đầu tiên về căn nguyên gây bệnh viêm phổi nặng tại Việt Nam là virút cúm A/H5N1, phịng thí nghiệm thuộc mạng lưới giám sát cúm của TCYTTG tại Hồng Kông và Viện Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản đã thiết kế các cặp mồi phân týp H5 và N1 dùng cho phương pháp RT- PCR. Đó là các cặp mồi được thiết kế dựa trên trình tự chuỗi nucleotide của virút
cúm A/H5N1 thuộc nhóm kháng nguyên clade 0 đã lưu hành trên người và trên gia cầm tại Hồng Kông năm 1997 và 2003.
Từ tháng 6/2003 đến tháng 5/2009, trong tổng số 1739 bệnh nhân viêm phổi nặng nghi nhiễm virút A/H5N1 đã xác định được 83 bệnh nhân nhiễm virút cúm A/H5N1 tại Miền Bắc Việt Nam bằng phương pháp RT-PCR. Tỷ lệ mắc trung bình là 4,8% (bảng 3.3). Năm 2006 khơng có trường hợp bệnh nhân nào nhiễm virút cúm A/H5N1.
Hình 3.5. Kết quả điện di sản phẩm PCR với cặp mồi virút cúm A M30F/M264R2 (Nhật Bản) và phân typ H5 H5-1/H5-3 (WHO)
M : Thang trọng lượng phân tử PC : Chứng dương NC : Chứng âm NTC : Chứng âm tách chiết 1, 2 : Mẫu bệnh phẩm 219 bp 244 bp