Các chỉ số và biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm sinh hiển vi trong chẩn đoán hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát giai đoạn tiềm tàng (Trang 30 - 33)

Z α/2: Là hệ số tin cậy với mức ý nghĩa thống kêα.

2.2.6.Các chỉ số và biến số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá

Đặc điểm nhóm nghiên cứu:

- Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi: chia bệnh nhân thành 4 nhóm tuổi Nhóm 1: ≤ 30 tuổi.

Nhóm 2: 30 – 49 tuổi. Nhóm 3: 50 – 69 tuổi. Nhóm 4: ≥ 70 tuổi.

- Đặc điểm bệnh nhân theo giới: nam – nữ.

- Tình trạng thị lực, được phân nhóm theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, đã được quy đổi từ bảng thập phân sang bảng Snellen

+ Thị lực ≤ 20/200. + Từ 20/200 đến ≤ 20/120. + Từ 20/120 đến ≤ 20/50, + Thị lực > 20/50. - Tình trạng nhãn áp: chia thành ba nhóm + Nhãn áp ≤ 24 mmHg. + Nhãn áp từ 25 đến 32 mmHg. + Nhãn áp > 32 mmHg.

- Phân loại tổn thương trên thị trường kế Humphrey theo Hodapp E., Parrish

R.K., Anderson D.R.(1993)

+ Giai đ oạn sơ phát :Chỉ số MD giảm không quá 6dB cùng với một trong ba tiêu chuẩn sau:

• Cụm 3 điểm cạnh nhau ≤ 5%, trong đó có 1 điểm ≤ 1% (không sát rìa trên thang độ lệch khu trú)

• PSD < 5%.

• GHT ngoài giới hạn bình thường.

+ Giai đ oạn tiến triển : Chỉ số MD giảm trên 6dB nhưng không quá 12dB cùng với một trong ba tiêu chuẩn sau:

• Có trên 25% nhưng không quá 50% số điểm có p<5% và trên 15% nhưng không quá 25% số điểm có p<1% (trên thang độ lệch khu trú)

• Có ít nhất một điểm trong vùng 5 độ nhỏ hơn 15 dB nhưng không có điểm nào bằng 0 dB

• Chỉ có một bán phần thị trường có một điểm nhỏ hơn 15 dB + Giai đoạn trầm trọng : Chỉ số MD giảm trên 12dB nhưng không quá

20dB cùng với một trong ba tiêu chuẩn sau:

• Có trên 50% nhưng không quá 75% số điểm có p<5% và trên 25% nhưng không quá 50% số điểm có p<1% (trên thang độ lệch khu trú)

• Có điểm 0 dB trong vùng 5 độ

• Cả hai bán phần thị trường có điểm nhỏ hơn 15 dB trong vòng 5 độ trung tâm

+ Giai đoạn gần mù: Chỉ số MD giảm trên 20dB cùng với một trong ba tiêu chuẩn sau:

• Có trên 75% số điểm có p<5% và trên 50% số điểm có p<1% (trên thang độ lệch khu trú)

• 50% số điểm trong vòng 5 độ 0dB

• Cả hai bán phần thị trường có trên 50% số điểm < 15 dB

+ Giai đoạn mù: Không làm được thị trường do không còn thị lực trung tâm

- Phân bố bệnh nhân theo hình thái bệnh:theo tiêu chuẩn của Svend Vedel Kessing và John Thygesen (2007) [24]

 Glôcôm do nghẽn đồng tử: + Lâm sàng:

• Tiền phòng nông.

• Soi góc: góc hẹp hoặc đóng (độ 1 hoặc 0). + UBM:

• Góc hẹp hoặc đóng (TIA < 10o)

• Mống mắt vồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Vẫn thấy khe thể mi, chỉ số ICPD > 0 .

 Glôcôm mống mắt phẳng + Lâm sàng:

• Tiền phòng nông hoặc bình thường

• Soi góc:

Không ấn: Góc hẹp hoặc đóng, mống mắt phẳng Có ấn: Dấu hiệu lạc đà 2 bướu “Double hump” + UBM:

• Góc hẹp hoặc đóng (TIA < 10o).

• Mống mắt phẳng.

• Thể mi xoay ra trước.

• Mất rãnh thể mi ở vị trí cách cựa củng mạc 500µm. ICPD = 0. Chẩn đoán khi có ít nhất 2 góc phần tư thỏa mãn các tiêu chuẩn trên UBM.

 Glôcôm do phối hợp cả 2 cơ chế(chẩn đoán sau khi đã laser)

Là những trường hợp mắt có các dấu hiệu cùa nghẽn đồng tử trên lâm sàng và UBM: tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp hoặc đóng, mống mắt vồng. Sau khi laser cắt mống mắt chu biên thì mống mắt hết vồng nhưng góc tiền phòng không mở rộng và kèm theo có mất rãnh thể mi ở vị trí cách cựa củng mạc 500µm.

+ Đặc điểm về độ sâu tiền phòng theo hình thái bệnh đo được trên lâm sàng và trên UBM.

+ Độ mở của góc tiền phòng trên lâm sàng và trên UBM giữa các hình thái của bệnh

+ Độ vồng của mống mắt giữa các hình thái của bệnh

+ Khoảng cách mống mắt – thể mi (ICPD) theo hình thái bệnh

Sự thay đổi bán phần trước nhãn cầu sau laser ở các hình thái bệnh khác nhau:

Nhóm Glôcôm do nghẽn đồng tử:

+ Sự thay đổi của góc tiền phòng: độ mở góc (AOD) trung bình, sự thay đổi ARA, AOD 250, AOD 500 trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi độ sâu tiền phòng (ACD) trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi của mống mắt: độ dày chân mống mắt, độ vồng mống mắt, diện tiếp xúc mống mắt – TTT, Khoảng cách bè – tua mi (TCPD), khoảng cách mống mắt- tua mi (ICPD) trước và sau laser.

Nhóm Glôcôm mống mắt phẳng:

+ Sự thay đổi của góc tiền phòng: độ mở góc (AOD) trung bình, sự thay đổi ARA, AOD 250, AOD 500 trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi độ sâu tiền phòng (ACD) trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi của mống mắt: độ dày chân mống mắt, độ vồng mống mắt, diện tiếp xúc mống mắt – TTT, Khoảng cách bè – tua mi (TCPD), khoảng cách mống mắt- tua mi (ICPD) trước và sau laser.

Nhóm phối hợp

+ Sự thay đổi của góc tiền phòng: độ mở góc (AOD) trung bình, sự thay đổi ARA, AOD 250, AOD 500 trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi độ sâu tiền phòng (ACD) trung bình trước và sau laser

+ Sự thay đổi của mống mắt: độ dày chân mống mắt, độ vồng mống mắt, diện tiếp xúc mống mắt – TTT, Khoảng cách bè – tua mi (TCPD), khoảng cách mống mắt- tua mi (ICPD) trước và sau laser.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng siêu âm sinh hiển vi trong chẩn đoán hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát giai đoạn tiềm tàng (Trang 30 - 33)