.10 Hàm lượng As và Cd trong mẫu cá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự phân bố và đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe của asen và cadimi trong nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước thải đô thị tại hà nội (Trang 96 - 98)

Đơn vị: mg/kg

Kim

loại Mẫu cá Phần ăn được Phần không ăn được Tổng

DW FW DW FW DW FW As Cá trắm trắng ±0,018 0,20 ±0,005 0,054 ± 0,021 0,09 ±0,007 0,033 ±0,001 0,29 ±0,002 0,087 Ngưỡng cho phép [Bộ Y tế (2007)]* 2 mg/kg FW Cd Cá trắm trắng 0,48 ±0,008 0,13 ±0,002 0,15 ± 0,013 0,04 ±0,004 0,63 ±0,003 0,17 ±0,001 Ngưỡng cho phép [BộY tế (2011)]** 0,05 mg/kg FW Ghi chú:

* QĐ 46/2007: BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”

** QCVN 8-2:2011/BYT Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Mặc dù hàm lượng As trong mẫu cá thấp hơn ngưỡng cho phép theo quy định của Bộ Y tế, tuy nhiên cần xem xét mức độ và thời gian phơi nhiễm. Nếu thời gian phơi nhiễm đủ dài vẫn có thể gây ra sự tích lũy và nguy cơ, rủi rođối với sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ sự tích lũy sinh học vào cá do nước ao nuôi bị ô nhiễm sẽ là nguồn phơi nhiễm tiềm tàng qua đường ăn uống đối với các độc chất có trong nước ao ni [Martin Rose và nnk, 2015; Omolara và nnk, 2014]. Đối với Cd, nồng độ ở phần ăn được cao hơn ngưỡng cho phép 2,5 lần cho thấy nguy cơ cao hơn nhiều so với As. Q trình tích tụ As và Cd cũng phụ thuộc vào các cơ quan, mô của cá. Theo các nghiên cứu trước, sự tích lũy của As giảm dần ở gan, xương, thịt cá [Bùi Thị Hoa, 2016]. Tuy nhiên, ngiên cứu của Bremner (2002) lại cho rằng As chủ yếu tích tụ ở mơ cơ của cá. Dạng tồn tại chủ yếu là dạng As hữu cơ và có độc tính thấp nhiều hơn so với As vơ cơ. Trong khi đó Cd tích luỹ chủ yếu trong gan và thận. Ở thịt (mô cơ) của cá hàm lượng Cd phát hiện rất thấp. Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn chưa đề cập đến nguy cơ, rủi rocao hơn khi có tác động tích hợp của phơi nhiễm cả As, Cd và có thể một số độc chất khác có trong nước.

Mặt khác, mặc dù IARC xếp Cd vào nhóm 1 chất có khả năng gây ung thư nhưng WHO cũng đưa ra nguồn tiếp xúc chính của con người với Cd là qua đường khơng khí. WHO cũng đưa ra hướng dẫn về liều hấp thụ của Cd nhưng không đưa ra giới hạn qui định của Cd trong thực phẩm.[JECFA (2000) , EC (2002)]

Tại Việt Nam, năm 2007 Bộ Y tế đã ban hành QĐ 46/2007:BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ơ nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” trong đó qui định giới hạn As trong cá là 1 mg/kg FW

Qui định cao nhất hiện nay của Việt Nam về giới hạn ô nhiễm các chất trong thực phẩm là QCVN 8-2:2011/BYT, tuy nhiên qui chuẩn này khơng có qui định về As trong cá nên nghiên cứu này sử dụng QĐ 46/2007:BYT về giới hạn As.

3.2.4. Hàm lượng asen và cadimi trong rau muống

Kết quả phân tích nồng độ As và Cd trong rau muống thả ở ao nuôi cá sử dụng nước thải đô thị cho thấy hai đợt lấy mẫu khơng có sự chênh lệch rõ rệt đối với cả phần ngọn và thân cuống, lá già (P>0,05). Điều này có thể do cá 2 đợt lấy mẫu cùng lấy vào mùa khơ do vậy rau muống có điều kiện phát triển tương tự bao gồm cả nồng độ As trong nước ao. Tuy nhiên nồng độ As và Cd trong ngọn rau và

thân rau khác nhau rất rõ rệt với P<0,05. Nồng độ As trong thân cao gấp khoảng 3,71 lần so với trong ngọn (P<0,05) trong khi hàm lượng Cd trong thân rễ cao gấp khoảng 2,56 lần so với trong ngọn. Kết quả chỉ ra xu hướng tích tụ As và Cd trong thân và rễ do tiếp xúc thời gian dài với nước ao ơ nhiễm tạo điều kiện cho q trình hút thu [Chaney, 1998]. Nồng độ As trong thân lá già và rễ (3,64 mg/kg DW) cao hơn trên 3 lần so với giới hạn quy định của Bộ Y tế (1 mg/kg DW). Hàm lượng Cd trong các mẫu rau cả phần ăn được và không ăn được đều thấp hơn giới hạn cho phép (bảng 3.11).

Hình 3.5 Hàm lượng As trong mẫu rau muống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự phân bố và đánh giá nguy cơ, rủi ro sức khỏe của asen và cadimi trong nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước thải đô thị tại hà nội (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)