1. Vấn đề nghiên cứu
2. Cơ sở lý luận
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Thống kê mô tả dữ liệu
7. Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp
8. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi với mơ hình được chọn và khắc phục
bằng robust error (nếu có)
Nguồn: Quy trình do tác giả tự thiết lập
6. Hồi quy và phân tích dữ liệu với ba mơ hình: Pooled – OLS, FEM và REM
Tóm tắt chƣơng 3:
Chương 3 trình bày đầy đủ về phương pháp nghiên cứu của luận văn. Trước tiên, chương này dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở chương 2 để xây dựng mơ hình kinh tế lượng với việc sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng và đề cập ba mơ hình ước lượng như sau: Mơ hình hệ số khơng thay đổi (Pooled OLS), mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Tiếp đến, chương 3 mô tả các biến nghiên cứu, đưa ra dấu kỳ vọng (giả thuyết nghiên cứu) và giả định của mơ hình. Cuối cùng, chương này trình bày nguồn dữ liệu phân tích, phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu được trình bày trong chương này.
CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thực nghiệm của đề tài sẽ được phân tích và thảo luận cụ thể trong chương 4. Chương này gồm ba phần chính. Phần thứ nhất, chương này trình bày tổng quan về tình hình tăng trưởng kinh tế và lao động. Phần thứ hai, chương này phân tích thống kê mơ tả, mối tương quan giữa các biến trong mơ hình và kiểm định lợi thế kinh tế theo quy mơ của mơ hình nghiên cứu. Cuối cùng, chương này trình bày về kết quả kinh tế lượng.
4.1. Tổng quan về tình hình tăng trƣởng kinh tế và lao động khu vực ĐBSCL
4.1.1.Tổng quan khu vực ĐBSCL
ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
ĐBSCL có vị trí nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. ĐBSCL nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng nằm trong khu vực có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế.
ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).