Bản đồ các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 58 - 61)

Nguồn: Thủy Nguyễn (2015)

Theo số liệu của TCTK (2014) ĐBSCL có tổng diện tích tự nhiên 40.576 km2 (chiếm 12 % diện tích cả nước) và dân số chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong dân số của cả nước, khoảng 17,5 triệu người (chiếm khoảng 19% dân số cả nước). Cụ thể, dân số trung bình của Việt Nam phân theo khu vực diễn biến qua các năm theo bảng 4.1.

Bảng 4.1: Dân số trung bình phân theo khu vực của cả nƣớc qua các năm

Đơn vị tính: Nghìn người

STT Khu vực 2005 2010 2011 2012 2013

1 Đồng bằng sông Hồng 18.976,7 19.803,3 20.021,7 20.241,6 20.439,4 2 Trung du và miền núi

phía Bắc 10.798,7 11.177,0 11.289,2 11.401,1 11.508,1 3 Bắc Trung Bộ và

duyên hải miền Trung 18.608,6 18.943,5 19.050,4 19.191,0 19.362,5

4 Tây Nguyên 4.768,2 5.207,4 5.280,2 5.372,4 5.460,4

5 Đông Nam Bộ 12.380,6 14.545,9 14.876,2 15.168,1 15.459,6 6 Đồng bằng sông Cửu

Long 16.859,3 17.255,4 17.322,3 17.398,7 17.478,9

4.1.2.Tăng trƣởng kinh tế khu vực ĐBSCL

GDP của khu vực ĐBSCL đóng vai trị rất quan trọng trong tổng GDP của cả nước (đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 17,5%) theo số liệu 6 tháng đầu năm 2015 của TCTK. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực cũng rất cao năm 2014 khoảng 9% (trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2014 chỉ khoảng 6%). Trong giai đoạn 2007 – 2014 tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực ĐBSCL là 10,71% trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong giai đoạn này chỉ 6,01%.

Hình 4.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP của cả nƣớc và khu vực ĐBSCL giai đoạn 2007 – 2014

Nguồn: Tính tốn và vẽ đồ thị từ dữ liệu nghiên cứu

4.1.3.Lao động khu vực ĐBSCL

Theo số liệu Niên giám Thống kê tỉnh, thành phố và TCTK (2014), lực lượng lao động của khu vực ĐBSCL khoảng 10.289 nghìn người chiếm khoảng 19,14% lực lượng lao động của cả nước và chiếm khoảng 58,75% trong tổng dân số của khu vực

ĐBSCL. Như vậy có thể thấy được lực lượng lao động khu vực ĐBSCL chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dân số của khu vực và trong tổng lực lượng lao động của cả nước. Cụ thể, lực lượng lao động của khu vực ĐBSCL và lực lượng lao động của các khu vực khác trong nước qua các năm 2005, 2010, 2011, 2012 và 2013 bảng 4.2.

Bảng 4.2: Lực lƣợng lao động theo khu vực của cả nƣớc qua các năm

Đơn vị tính: nghìn người

STT Khu vực 2005 2010 2011 2012 2013

1 Đồng bằng sông Hồng 10728,4 11453,4 11536,3 11726,1 11984,0 2 Trung du và miền núi

phía Bắc 6275,6 6881,3 7058,9 7209,3 7380,2

3 Bắc Trung Bộ và

duyên hải miền Trung 9748,5 10944,2 11151,1 11309,3 11621,4

4 Tây Nguyên 2548,9 2931,7 3051,4 3136,6 3249,4

5 Đông Nam Bộ 6248,2 8053,6 8362,4 8604,1 8687,7

6 Đồng bằng sông Cửu Long 9354,9 10128,7 10238,3 10362,8 10322,9

Nguồn: TCTK (2013)

Theo số liệu TCTK trong những năm gần đây, cụ thể năm 2013 và năm 2014 tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động của khu vực ĐBSCL đều giảm lần lượt là 0,39% và 0.33%. Bình quân giai đoạn 2008 – 2014 lực lực lao động chỉ tăng 0.74%.

Lực lượng lao động khu vực ĐBSCL có trình độ tương đối thấp, cụ thể năm 2014 trong tổng lực lượng lao động của khu vực ĐBSCL thì lao động mù chữ chiếm 5%, chưa hoàn thành bậc tiểu học chiếm 25%, hoàn thành tiểu học chiếm 36%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 19% và lực lượng lao động tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên của khu vực ĐBSCL chỉ chiếm 15%.

Một phần của tài liệu Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2007 2014 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w