Tổng quan về Công ty Cổ phần CyberLotus

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty cổ phần cyberlotus (Trang 25)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần CyberLotus

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển Cơng ty

2.1.1.1. Thông tin về Công ty

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần CyberLotus. - Tên quốc tế: CyberLotus Joint Stock Company. - Tên viết tắt: CyberLotus .,JSC.

Hình 2.1: Logo Cơng ty Cổ Phần CyberLotus

- Mã số thuế: 0105232093.

- Văn phòng giao dịch Hà Nội: Tầng 4, Tịa nhà T6-08, Đường Tơn Quang Phiệt, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

- Văn phòng giao dịch TP. Hồ Chí Minh: Tầng 5, Tịa nhà Songdo, 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Người đại diện: ông Lê Minh Hưng. - Điện thoại: 024.32.0000.77.

- Ngày thành lập: 31/03/2011.

- Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần ngoài Nhà nước.

- Ngành nghề kinh doanh chính: Lập trình máy vi tính; cung cấp phần mềm giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến và các giải pháp cơng nghệ số.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần CyberLotus – CyberLotus JSC được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 2011 với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.

Đồng hành cùng CyberLotus từ những ngày đầu thành lập, ông Lê Minh Hưng hiện vẫn đang giữ vị Tổng giám đốc của Cơng ty. Sau một thập kỷ hình thành và phát triển, Cơng ty cổ phần CyberLotus từ một đơn vị cung cấp giải

16

pháp công nghệ thông tin, đã trở thành Nhà cung cấp, đối tác tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ công trực tuyến và các giải pháp công nghệ số cho Bộ/Ban/Ngành địa phương, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tổng Cơng ty, tập đồn, ….

Thành cơng đó đến từ việc CyberLotus có đội ngũ kỹ thuật cơng nghệ giỏi, chun sâu và nhiều năm kinh nghiệm; áp dụng hiệu quả các mơ hình quản lý hiện đại theo chuẩn ISO và các quy trình quản lý sản xuất, vận hành dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp cho các sản phẩm dịch vụ.

CyberLotus ln hướng tới sự hài lịng của khách hàng, với mục tiêu cung cấp các sản phẩm cơng nghệ có chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng hồn hảo. Trở thành đối tác cơng nghệ số tin cậy là điều kiện tiên quyết của CyberLotus trong việc tìm kiếm hợp tác với các đối tác có cùng tầm nhìn, cùng hướng tới mục đích mang đến lợi ích tốt nhất cho khách hàng và sự thành công của các bên tham gia.

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

a. Chức năng

Công ty Cổ phần CyberLotus chủ yếu là nhà cung cấp trong lĩnh vực phần mềm giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến và các giải pháp công nghệ số. b. Nhiệm vụ

Công ty là một doanh nghiệp Cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân và có tài sản riêng. Trong q trình hoạt động kinh doanh của mình, Cơng ty có các nhiệm vụ:

 Đảm bảo thực hiện định hướng phát triển theo đúng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà đơn vị đã đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập.

 Tạo ra môi trường làm việc ý nghĩa cho nhân viên, đảm bảo phát huy tối đa ưu thế của nguồn nhân lực thể hiện trong từng dịch vụ đưa ra phục vụ khách hàng.

 Luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước trong quá trình hoạt động, kinh doanh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước; các chế độ về lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác đối với nhân viên, người lao động trong Công ty.

17

Bên cạnh việc chú trọng về nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động, Công ty cũng luôn quan tâm, đề cao và thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng bao gồm trách nhiệm xã hội đối với người lao động, đối với Nhà nước, đối với môi trường,…

c. Sứ mệnh, tầm nhìn

 Sứ mệnh: “Vì nền kinh tế số Việt Nam”

 Tầm nhìn: “Trở thành nhà cung cấp hàng đầu giải pháp công nghệ số và dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, doanh nghiệp”.

d. Giá trị cốt lõi

 Chất lượng: CyberLotus khẳng định uy tín trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm, giải pháp thông minh và dịch vụ chuyên nghiệp.

 Khách hàng: CyberLotus đề cao trải nghiệm người dùng đối với các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ. Luôn lắng nghe, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

 Sáng tạo: CyberLotus không ngừng sáng tạo, cải tiến để gia tăng giá trị và tạo nên sự khác biệt.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong Cơng ty

18

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Cơng ty Cổ phần CyberLotus

19

2.1.2.2. Chức năng của các bộ phận trong Công ty

- Ban giám đốc:

 Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công, đảm bảo cho công ty phát triển theo đúng định hướng mà hội đồng quản trị đã đề ra.

 Đây là vị trí quan trọng và có nhiệm vụ tương đối nặng nề khi phải chịu trách nhiệm về việc thực thi các chính sách cũng như quy định và đáp ứng hoàn hảo các mục tiêu, nhiệm vụ mà công ty đã đề ra.

 Quản lý hoạt động chung của tồn cơng ty, đảm bảo tiến độ cũng như có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau. Có sự điều chỉnh kịp thời các sai sót cũng như mâu thuẫn trong nội bộ.

 Chịu trách nhiệm đào tạo, tiến cử, sa thải nhân sự cho bộ phận.

- Ban chuyên mơn:

 Ban chun mơn của CyberLotus có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc, đề xuất và đưa ra ý kiến trong việc phát triển sản phẩm mới.

 Theo dõi, cập nhật các quy định của Nhà nước và nắm bắt tình hình phát triển của các sản phẩm để đưa ra góp ý, đề xuất thay đổi hoặc nâng cấp sản phẩm khi cần thiết.

 Hỗ trợ giải thích thơng tin của sản phẩm cho các phịng ban liên quan.

- Ban Phát triển sản phẩm:

 Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và phác thảo ý tưởng sản phẩm mới. Gồm việc đưa ra các đánh giá về: sản phẩm cũ, sự kết hợp các sản phẩm, màu sắc, kiểu dáng, xây dựng ý tưởng cho phần mềm hoặc sản phẩm, cân nhắc thêm bớt các tính năng,...

 Đánh giá, sàng lọc, và thử nghiệm, triển khai phát triển sản phẩm mới.

 Đưa sản phẩm mới ra thị trường.

- Ban ISO:

 Tổ chức, chỉ đạo, triển khai, duy trì việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại công ty.

20

 Truyền đạt kiến thức cơ bản về ISO cho toàn bộ nhân viên để có thể áp dụng nó.

 Tổ chức đánh giá nội bộ quá trình áp dụng hệ thống quản lý xây dựng các kế hoạch đánh giá.

 Đề xuất các thay đổi cải tiến phù hợp với công ty, từ những đánh giá của nhân viên và khách hàng ở từng sản phẩm.

- Ban ATTT (Ban An tồn thơng tin):

 Đưa ra các đề xuất về quy chế đảm bảo an tồn thơng tin cho từng sản phẩm của công ty.

 Đảm bảo tăng cường bảo mật cho các hệ thống dữ liệu của công ty.

 Kiểm tra và cập nhật các thay đổi liên quan đến bảo mật an tồn thơng tin.

- Khối vận hành:

 Đáp ứng và đảm bảo các dịch vụ sau bán hàng đến khách hàng, tổ chức theo dõi và ghi nhận ý kiến, phân tích thái độ của khách hàng.

 Đảm bảo cơng tác hành chính và nhân sự diễn ra thuận lợi.

 Duy trì và xây dựng khách hàng trung thành của công ty, thu hút các khách hàng tiềm năng, giải quyết các vấn đề thắc mắc của khách hàng,..

 Kết hợp với Trung tâm Marketing để thực hiện các hoạt động marketing nội bộ và các phương án quảng bá chương trình khuyến mãi đến khách hàng.

- Khối kinh doanh:

 Phịng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban Giám đốc của công ty về các vấn đề liên quan đến dịch vụ và các chính sách khuyến mãi sản phẩm của công ty sao cho hiệu quả và tối ưu chi phí nhất.

 Lập báo cáo kinh doanh cho doanh nghiệp.

 Phụ trách tìm hiểu thơng tin, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.

21

 Có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc về xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các sản phẩm của công ty.

 Thiết lập và đưa ra phương án đo lường cho công ty.

- Trung tâm Marketing:

 Nghiên cứu thị trường và thơng tin, tìm hiểu nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

 Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển hình ảnh của công ty đến khách hàng/đối tác.

 Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing.

 Kết hợp cùng Ban Phát triển sản phẩm để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.

 Thiết lập mối quan hệ với truyền thông.

 Cập nhật nhanh chóng các tin tức mới nhất liên quan đến cơng nghệ, và các Quy định của Nhà nước, Thông tư của các Bộ liên quan đến chữ ký số, chứng thư số, hợp đồng điện tử,...và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng phần mềm của Công ty.

 Quản lý các Website và các kênh Social media của từng sản phẩm, dịch vụ Công ty.

- Công ty TNHH CyberTech:

 Xuất bản phần mềm.

 Nghiên cứu và phát triển phần mềm

 Quản lý hệ thống máy tính

 Đưa ra các giải pháp và đánh giá phần mềm mới,..

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Trung tâm Marketing

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Mục tiêu thành lập Trung tâm Marketing

Trong 11 năm xây dựng và phát triển, Cơng ty Cổ phần CyberLotus đã có nhiều thay đổi ở việc phân chia và định hình chức năng của từng phòng ban. Với những năm trước, là một công ty chuyên về cung cấp phần mềm và các

22

giải pháp số, CyberLotus chưa thực sự chú trọng vào vấn đề marketing sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều hình thức quảng cáo và tiếp thị độc đáo. Do đó, nếu chỉ với nguồn nhân lực mỏng, CyberLotus sẽ khó có thể tiến tới nhiều bước phát triển đột phá, khó có thể giữ chân được nhiều khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới sử dụng sản phẩm của mình. Quy chế tuyển nhân viên Marketing ít chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng q tải cơng việc và phải chạy theo rất nhiều đầu việc liên quan đến hoạt động marketing nội bộ khác.

Đến đầu năm 2022, nhận thức được tầm quan trọng của Marketing và với mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường, CyberLotus quyết định thành lập Trung tâm Marketing là một bộ phận riêng biệt, đảm nhận nhiều nhiệm vụ liên quan đến quảng bá và nghiên cứu tiếp thị sản phẩm đến tay người dùng, cũng như việc xây dựng thương hiệu cho cơng ty.

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Marketing

Nguồn: Phịng HCNS Cơng ty Cổ phần CyberLotus 2.1.3.2. Nhiệm vụ Trung tâm Marketing

Nghiên cứu dự báo thị trường:

- Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới.

- Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng.

23

- Nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường.

Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới:

Sau khi đã có được mơ hình sản phẩm phù hợp, Trung tâm sẽ tiến hành phát triển chiến lược marketing cho mơ hình sản phẩm ấy. Cơng việc bao gồm: - Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? (vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống…)

- Xây dựng kế hoạch trong chiến lược Marketing Mix: giá cả, hệ thống phân phối, sản phẩm,…

- Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

- Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp từ đó lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại, vạch ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới cũng như đề xuất về chế tạo sản xuất các sản phẩm mới, nghiên cứu hồn thiện bao bì sản phẩm để có kế hoạch Marketing tương ứng phù hợp.

Phát triển sản phẩm mới:

Người ta nói sản phẩm mới là dịng máu ni bộ máy doanh nghiệp. Sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, bắt kịp với công nghệ, kỹ thuật mới, phù hợp với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới là điều khá rủi ro vì nhiều sản phẩm mới ngay từ lần đầu ra mắt đã gặp thất bại. Chính vì vậy, Trung tâm Marketing kết hợp cùng Ban Phát triển sản phẩm với nhiệm vụ và chức năng của mình sẽ đưa sản phẩm mới ra thị trường sao cho đỡ tốn kém và tránh được thất bại tối thiểu nhất cho doanh nghiệp.

2.1.4. Các sản phẩm chủ lực của Cơng ty

2.1.4.1. Hóa đơn điện tử CyberBill

Hóa đơn điện tử CyberBill là giải pháp hố đơn điện tử tồn diện, được Tổng Cục thuế chứng nhận và khuyến khích sử dụng với nhiều đặc điểm ưu việt:

24

 Sử dụng online trên giao diện website vô cùng tiện lợi.

 Dễ dàng phát hành hóa đơn, quản lý hóa đơn điện tử nhanh chóng.

 Tích hợp được với các phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, …

 Được ký bằng chữ ký số, tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.

 Bảo mật thơng tin, an tồn khi sử dụng.

Hóa đơn điện tử CyberBill là giải pháp và dịch vụ Hóa đơn điện tử tối ưu và bảo mật, đa nền tảng (cloud, server, desktop, mobile) và tích hợp linh hoạt, tuân thủ các quy định hiện tại (Thông tư 32/2011/TT-BTC) và mới nhất (Nghị định 119/2018/Nghị Định-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC), được chấp nhận sử dụng bởi Cơ quan Thuế.

Hình 2.4: Hóa đơn điện tử CyberBill

Nguồn: Trung tâm Marketing CyberLotus 2.1.4.2. Phần mềm kê khai nộp thuế điện tử CyberTax

Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (gọi là dịch

vụ T-VAN) là dịch vụ truyền, nhận, lưu trữ và phục hồi thông điệp dữ liệu điện

tử về thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế để thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử.

Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (gọi là tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) là người trung gian theo quy định của Luật giao dịch điện tử và được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với

25

Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để cung cấp dịch vụ đại diện (một phần hoặc toàn bộ) cho người nộp thuế thực hiện việc gửi, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu điện tử; hỗ trợ khởi tạo, xử lý chứng từ điện tử; xác nhận việc thực hiện giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan thuế.

Như vậy, CyberTax là dịch vụ T-VAN của Công ty Cổ phần CyberLotus được Cơ quan thuế cho phép nhằm cung cấp cho doanh nghiệp cổng dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thuế (T-VAN) gồm có nộp tờ khai và nộp thuế, an tồn, nhanh chóng, trực tuyến trên Internet mọi lúc, mọi nơi, với dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Hình 2.5: Phần mềm kê khai nộp thuế điện tử CyberTax

Nguồn: Trung tâm Marketing CyberLotus 2.1.4.3. Phần mềm khai bảo hiểm xã hội điện tử CyberCare

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty cổ phần cyberlotus (Trang 25)