Hàm lượng KLN trong bùn điều tra ở vùng trồng rau ĐNB

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau đông nam bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật (Trang 76 - 78)

Địa phương Biến động Hàm lượng KLN trong bùn (ppm)

Pb Cd As Hg Max 40,88 0,80 0,71 0,18 Bình Dương Min 9,88 0,36 0,33 0,10 TB 25,99 0,59 0,48 0,13 Max 43,83 1,32 0,76 0,16 Đồng Nai Min 13,15 0,47 0,27 0,08 TB 30,32 0,94 0,39 0,10 Bà Rịa - Max 32,83 0,80 0,47 0,13 Vũng Tàu Min 19,73 0,49 0,34 0,10 TB 25,45 0,60 0,39 0,11 Thàng phố Max 74,20 2,02 12,15 0,51

Hồ Chi Minh Min 10,11 0,25 0,39 0,20

TB 30,92 0,51 1,98 0,28

Max 74,20 2,02 12,15 0,51

Toàn vùng ĐNB Min 9,88 0,25 0,27 0,08

TB 28,72 0,63 1,04 0,18

Trong 4 tỉnh điều tra, mới chỉ thấy bùn lấy từ các mương tưới vùng trồng rau ở thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ ơ nhiễm KLN cao hơn cả. Trong 4 nguyên tố, hàm lượng chì và cadimi cao hơn so với hàm lượng As và Hg. Hàm lượng Pb trong đất lấy ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai cao hơn ở Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Đánh giá theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng trầm tích (QCVN 43:2017/BTNMT), thì cả 4 ngun tố KLN phân tích đều ở mức an tồn. Tuy nhiên, đã có một số mẫu có hàm lượng Hg, As tiệm cận, thậm chí vượt ngưỡng cho phép.

Trần Đức Hạ (2018), khảo sát KLN trong bùn lắng đọng ở sông Tô Lịch, Hà Nội, đã đăng tải kết quả: các mẫu lấy từ cống Bưởi đến Cầu Mới, hàm lượng tổng số đạt 0,657 - 0,661 mg As/kg; 3,91 - 4,17 mg Pb/kg; 0,076 - 0,078 mg Cd/kg và 0,03 mg Hg/kg bùn. Hàm lượng KLN ở đây thấp hơn niều so với bùn lắng ở vùng trồng rau ở ĐNB. Điều này được lý giải bằng lịng sơng Tơ Lịch những năm gần đây được nạo vét nhiều, do đó mức độ ô nhiễm KLN trong nước cũng như bùn lắng được cải thiện đáng kể [13]. Đây cũng là gợi ý giải pháp giảm thiểu KLN cho vùng ĐNB.

Đồng Minh Hậu và cộng sự công bố kết quả phân tích hàm lượng KLN trong bùn đọng trên các sơng, rạch ở thành phố Hồ Chí Minh (sơng Nhà Bè, sơng Sài Gịn, Kênh Đơi Tế, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Tân Hóa - lị gốm và kênh Tham Lương - Bến Cát): hàm lượng đạt 1,78 - 63,1 ppm Pb; 0,24 - 4,31 ppm Cd [15]. Nhìn chung thấp hơn ở vùng nghiên cứu.

Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN trong bùn theo chỉ số Nemerow

Đánh giá chi tiết theo chỉ số ô nhiễm riêng phần (Pi) của bùn cho thấy: bùn được lấy từ các kênh dẫn nước tưới cho vùng chuyên canh rau ở 4 tỉnh nhìn chung có chỉ số ơ nhiễm (Pi) nằm ở mức ô nhiễm thấp (Bảng 3.7).

Chỉ số Pi dao động trong phạm vi 0,14 - 1,06 đối với chì, 0,18 - 1,01 đối với Cadimi, 0,02 - 1,01 đối với asen và 0,16 - 1,02 đối với thủy ngân.

Chỉ số ơ nhiễm (PI) trung bình tồn vùng PI = 0,41 với Pb, PI = 0,32 đối với cadimi, 0,09 với As và 0,6 với Hg, đều nằm ở mức chưa hoặc ô nhiễm thấp. Trong các ngun tố phân tích thì chì có nguy cơ ơ nhiễm mạnh hơn cả, tiếp đến là thủy ngân.

Bùn lấy tại Bình Dương

Trong 10 mẫu khảo sát, tất cả các mẫu đều có chỉ số ơ nhiễm riêng lẻ Pi < 1, thay đổi trong phạm vi 0,04 - 0,5, tùy theo nguyên tố KLN, như vậy tất cả thuộc nhóm ơ nhiễm thấp; chỉ số ơ nhiễm trung bình của các mẫu này cho thấy chất lượng của bùn tốt do không bị ô nhiễm; chất lượng môi trường của bùn thuộc miền an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau đông nam bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật (Trang 76 - 78)