Các biện pháp dân sự, hành chính

Một phần của tài liệu quản lý tâp thế quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc Việt nam (Trang 37 - 41)

- Trên cơ sở giấy phép tự nguyện: cơ quan lập pháp chỉ khuyến cáo việc cần thiết thiết lập một cơ chế cấp phép và trao quyền đặc biệt thông qua một tổ chức đại diệ n cho các ch ủ s ở

3.2.2 Các biện pháp dân sự, hành chính

Các biện pháp về dân sự, hành chính được áp dụng khi có xâm phạm thực tế xảy ra. Nói cách khác, biện pháp kĩ thuật nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm, tức là phần lớn được áp dụng trước khi có hành vi đó; còn biện pháp dân sự, hành chính được sử dụng sau khi có xâm phạm, để khắc phục và giải quyết xâm phạm đó.

+ Yêu cầu thanh tra:

Một trong những biện pháp chống xâm phạm được tổ chức quản lý tập thểở Việt Nam thực hiện thường xuyên nhất hiện nay là yêu cầu cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra. Mục đích của việc yêu cầu này là nhằm sử dụng kết quảthanh tra nhưcơ sởpháp lý để buộc các chủ thể có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi của mình, đồng thời bồi thường những thiệt hại đã xảy ra. Mặt khác, có lúc tổ chức quản lý tập thể chọn cách xử lý mềm dẻo hơn là thương lượng trực tiếp với người sử dụng có hành vi xâm phạm, thì một kết luận của thanh tra Nhà nước cũng là cơ sở vững chắc để tổ chức đạt được những yêu cầu của mình.

Hiện nay, RIAV chỉ mới tiến hành yêu cầu Thanh tra Bộ văn hóa thể thao và du lịch thanh kiểm tra việc xâm phạm quyền liên quan các tác phẩm âm nhạc trên lĩnh vực website. Đây là lĩnh vực dễ thực hiện và đòi hỏi ít chi phí nhất khi thanh tra. Nhưng dễ dàng nhận thấy vi phạm bản quyền trên website chỉ là một mảng của các hoạt động xâm phạm rộng lớn nói chung. Do đó, trong thời gian tới, các tổ chức quản lý tập thểở Việt Nam nói chung và RIAV nói riêng không chỉ đẩy mạnh việc yêu cầu thanh tra thường xuyên mà còn phải yêu cầu thanh tra trên nhiều lĩnh vực.

Cũng cần lưu ý rằng, để thực hiện các biện pháp hành chính, ngoài thanh tra BộVăn hóa thể thao và du lịch có thẩm quyền thanh tra và xử phạt các hành vi xâm phạm pháp luật về bản quyền, thì các cơ quan khác cũng có thểtác động để hỗ trợ tổ chức quản lý tập thểnhư: Quản lý thịtrường (có thẩm quyền xử phạt hành vi buôn bán, kinh doanh hàng giả(băng, đĩa giả)); Thanh tra bộ thông tin và truyền thông, cơ quan hải quan…

Một mặt gửi yêu cầu thanh tra, mặt khác tổ chức quản lý tập thể phải tự chủđộng tìm và lưu giữ những chứng cứ thể hiện sự vi phạm của người sử dụng. Bằng chứng vi phạm được thu thập được dùng để:

o Hoàn chỉnh tài liệu gửi yêu cầu cho thanh tra, o Làm chứng cứ nếu đưa vụ việc ra tòa án,

o Giúp các tổ chức quản lý tập thể tổng kết, phân tích, rút ra các đặc tính của hành vi vi phạm, tìm giải pháp tối ưu chống lại chúng.

Thu thập chứng cứ đúng ra là một biện pháp mang tính kĩ thuật, nhưng nó gắn liền và phục vụđắc lực cho việc chống xâm phạm bằng các biện pháp dân sự, hành chính.

+ Tố tụng dân sự:

Khi các vi phạm vượt khỏi mức độ có thể xử lý bằng thủ tục hành chính, thì đưa các vụ việc ra tòa án là một giải pháp hợp lý.

Để áp dụng tốt biện pháp này, cần bảo đảm một số yếu tố sau:

o Bảo đảm tư cách đương sự cho tổ chức quản lý tập thể khi tham gia tố tụng. o Bảo đảm có cơ sởpháp lý để giải quyết tranh chấp.

o Bảo đảm mức bồi thường thiệt hại hợp lý.

Đối với vấn đề thứ nhất, hiện vẫn còn tồn tại một số tranh cãi vềtư cách tham gia tố tụng của tổ chức quản lý tập thể. Có ý kiến cho rằng tổ chức quản lý tập thể hoàn toàn có quyền là đương sự trong vụ việc hay vụ án dân sự, nó được coi như một pháp nhân bình thường, cử đại diện tham gia các quy trình tố tụng luật định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến rằng luật Việt Nam không có cơ chếủy quyền hai lần. Các chủ sở hữu đã ủy thác việc quản lý quyền của mình cho tổ chức quản lý tập thể, thì lần ủy thác thứ hai cho một người đại diện của tổ chức tham gia tố tụng là không hợp pháp.

Nhóm tác giả kiến nghị nên chấp nhận ý kiến thứ nhất, cho phép tổ chức quản lý tập thể tham gia tố tụng như một pháp nhân bình thường.

Thứhai, đối với cơ sở pháp lý có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp về quản lý tập thể, hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể và hiệu quả về quản lý tập thể nên vẫn phải áp dụng đạo luật gốc là Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và những văn bản hướng dẫn có sẵn về xâm phạm bản quyền. Vai trò của tổ chức quản lý tập thể trong giai đoạn này cũng khá quan trọng. Một mặt, phải tích cực thu thập chứng cứ phục vụ mục đích của mình, cung cấp kiến thức về quản lý tập thể tác phẩm âm nhạc trên thực tếđểcơ quan chức năng nắm rõ sự việc, đồng thời qua đó phải khéo léo trình bày và tác động đểcơ quan chức năng có thể vận dụng linh hoạt các quy định luật có sẵn, xửlý thích đáng các hành vi xâm phạm quyền lợi của cácchủ sở hữu quyền. Cuối cùng, các tổ chức quản lý tập thể phải tựxác định được mức độ bồi thường hợp lý cho các vi phạm được đưa ra xử lý. Trong tố tụng dân sự, các bên có quyền đưa ra yêu cầu của mình, tuy nhiên nếu xác định mức yêu cầu quá thấp sẽảnh hưởng lợi ích bản thân, còn nếu quá cao mà không được tòa chấp thuận thì phải chịu án phí cho phần không được chấp thuận đó. Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn hay biểu mẫu nào cho việc định lượng mức bồi thường cho việc xâm phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc. Chính các tổ chức quản lý tập thể phải là người chủđộng xây dựng lên tiêu chuẩn này, cũng như có những cách thức tác động phù hợp để những tiêu chuẩn này được chấp nhận một cách tương đối. Một hình thức xác định mức bồi thường có thể áp dụng là xác định dựa vào biểu giá sử dụng tác phẩm đó. Thí dụngười sử dụng đã dùng 10 tác phẩm trái phép, thì cứ dựa vào giá của mỗi tác phẩm cộng gộp lại để xác định số tiền bồi

thường. Hình thức này vừa hợp lý, vừa dễ áp dụng. Đây cũng là cách được các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài sử dụng đểlàm căn cứđòi bồi thường thiệt hại.

KẾT LUẬN

Hiện nay, nhận thức về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả ngày càng nâng cao, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ sở hữu quyền trở nên cấp bách. Trên thế giới, nhu cầu cấp thiết đó được giải quyết bằng việc áp dụng mô hình liên đới quản lý tập thể quyền. Ở Việt Nam, vấn đề này phần nhiều còn mới mẻ. Các bài viết của chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ tạm dừng lại ở cấp độ bài đăng tạp chí hoặc báo cáo ngắn. Sách của chuyên gia nước ngoài cũng chỉđược in và phổ biến ở mức độ hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về quản lý tập thể quyền trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Từ những luận điểm và luận cứnêu trong đề tài có thể rút ra kết luận:

1. Quản lý tập thể quyền thực sự là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất đểliên đới quản lý quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam.

2. Mô hình liên đới quản lý tập thể trên thế giới có những đặc điểm chung cần lưu ý như tính chất công của tổ chức quản lý tập thể, vấn đề liên đới quản lý bắt buộc, việc cấp giấy phép mở, vị thế độc quyền trên thực tế của CMO và vấn đề hợp nhất các CMO… Khi áp dụng mô hình của thế giới vào Việt Nam, việc phân tích kĩ lưỡng từng vấn đềđặc trưng trên là vô cùng cần thiết. Kết quảphân tích này là cơ sở đểđề xuất cách áp dụng phù hợp phương thức quản lý tập thể tại Việt Nam.

3. Ngay ở thời điểm hiện tại, việc tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập thể thông qua giấy phép tự nguyện đối với tổ chức quản lý tập thể quyền liên quan tại Việt Nam là cần thiết. Đồng thời, nhóm tác giả mạnh dạn đưa ra kiến nghị vềlâu dài cơ quan nhà nước nên xem xét việc ban hành và cấp một giấy phép mở cho các CMO để hỗ trợ những tổ chức này và dần chuyển sang phương pháp “giấy phép luật định”. Hai chức năng quản lý quyền và chống xâm phạm quyền cần được thực hiện song song bằng những biện pháp kĩ thuật, dân sự và hành chính hiệu quả.

Mặc dù nhóm tác giảđã có nhiều cố gắng, nhưng do vấn đề nghiên cứu rộng lớn, phức tạp, do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sơ suất, khiếm khuyết. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đềnày để nâng cao chất lượng đề tài và tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở cấp độ cao hơn.

Một phần của tài liệu quản lý tâp thế quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc Việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)