Biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu quản lý tâp thế quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc Việt nam (Trang 35 - 37)

- Trên cơ sở giấy phép tự nguyện: cơ quan lập pháp chỉ khuyến cáo việc cần thiết thiết lập một cơ chế cấp phép và trao quyền đặc biệt thông qua một tổ chức đại diệ n cho các ch ủ s ở

3.2.1Biện pháp kỹ thuật

Biện pháp kỹ thuật là biện pháp quan trọng, đòi hỏi tính hiệu quả cao và cập nhật thường xuyên để có thể chống lại tình hình xâm phạm quyền bằng các phương thức ngày càng đa dạng và tinh vi như hiện nay.

Nếu như nói nhận ủy quyền cấp phép và phân phối tiền thù lao là chức năng của tổ chức quản lý tập thể thì biện pháp kĩ thuật là cách thức, phương tiện thực hiện chức năng đó. Làm sao để thống kê số lượng và nhận dạng đặc tính của từng thành viên trong hiệp hội, làm sao để tập hợp và mã hóa kho tác phẩm quản lý, làm sao để biết ai đang sử dụng tác phẩm của mình bất hợp pháp, làm sao đểxác định mức sử dụng của từng tác phẩm để phân phối tiền thù lao tương thích cho chủ sở hữu…Tập hợp câu trả lời cho những câu hỏi trên là nội hàm của các biện pháp kĩ thuật.

Khi các hệ thống viễn thông và công nghệ số trở nên phồ biến, việc cải tiến các biện pháp kỹ thuật càng trở nên cấp thiết. Trên thế giới, ngay từ khi Hiệp ước quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về biểu diễn và ghi âm của WIPO (WPPT) ra đời năm 1996, người ta đã sớm thừa nhận cần mau chóng triển khai các biện pháp kĩ thuật mới để quản lý quyền liên quan trong mạng internet. Điều 11 WCT quy định:

“Các bên ký kết phải quy định sự bảo hộ pháp lý tương xứng và các biện pháp chế tài hiệu quả nhằm chống lại tình trạng vi phạm các biện pháp công nghệđược tác giả sử dụng...”

Sau sựra đời của hai “Hiệp ước internet” này, hệ thống quản lý quyền điện tử được hình thành trên thế giới. Hình thức phát triển thực sự của hệ thống này bao gồm các cơ sở dữ liệu quyền điện tử phức tạp và các phương tiện cấp phép tiên tiến. Về nguyên tắc, hệ thống có thểđạt đến mức độ tự động, tự động cấp phép và giám sát sử dụng, tự động thu và phân chia thù lao, nhanh chóng và chính xác hơn các phương pháp truyền thống nhiều lần. Đương nhiên hệ thống này vẫn chưa đạt được mức độ lý tưởng như nói trên mà đang còn trong quy trình nâng cấp phức tạp.Việc phát triển các hệ thống như vậy không chỉ là nhiệm vụ củanhững người thiết kế phần mềm mà cần vai trò quan trọng của các tổ chức quản lý tập thể. Một số dựán đã được triển khai của các tổ chức nổi tiếng trên thế giới như sự án CIS của CISAC, dự án liên minh “Fast track” của năm hiệp hội lớn của các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hoa Kỳ…

Có thể mạnh dạn đưa ra nhận định là các biện pháp đang được thực hiện tại Việt Nam khá thô sơ. Thực trạng xử lý kĩ thuật trong các công tác sắp xếp dữ liệu, bảo vệ thông tin và quản lý trong nước hiện còn rất nhiều bất cập. Do việc số hóa dữ liệu vẫn chưa phát triển đúng mức, cơ sở dữ liệu còn chưa hoàn chỉnh nên chưa thể áp dụng những biện pháp kĩ thuật tân tiến cho chu trình quản lý. Lấy ví dụ, thành viên của RIAV tuy là những hãng đĩa lớn trong nước nhưng cũng không hề nhập liệu danh sách tác phẩm của mình vào máy tính. Khi các hãng đĩa này tham gia vào RIAV, bộ phận nhân sự của RIAV phải trực tiếp ngồi ghi tên, đánh số, nhập danh sách từng bản ghi của từng hãng đĩa để làm dữ liệu hoạt động. Công việc này đúng ra không nên để cho tổ chức quản lý tập thể phải làm.

Hiện tại, Việt Nam chưa có một hệ thống quản lý tiên tiến nào được áp dụng nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như IFPI có phần mềm tự động để xâm nhập vào các website vi phạm, lấy chứng cứ, thống kê số liệu thì các nhân viên của RIAV phải thực hiện các công tác này theo cách thức thủ công. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà RIAV cần đạt tới là gia nhập Hiệp hội công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), và tiếp nhận các phần mềm quản lý hiện đại và hiệu quảđể khắc phục những khó khăn này.

Bên cạnh đó, RIAV nên tạo lập một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và thường xuyên được cập nhật để chính các chủ sở hữu quyền đã ủy thác cho RIAV có thể kiểm tra, đối chiếu, tự tìm các trường hợp xâm phạm và thông báo lại cho RIAV.

Trên thế giới, đã có những biện pháp về mặt kỹ thuật đểngăn cản việc sao chép đối với các album gốc, đểngăn cản việc download (tải) những bản ghi nhất định. Dĩ nhiên, những biện pháp này chỉ ngăn cản một phần các hành vi xâm phạm, nhưng hiệu quả là có thể nhìn thấy được. Vì vậy, với tư cách là tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất bản ghi, RIAV cần phải thường xuyên cập nhật các phương pháp mới này đểthông báo đến các thành viên nhằm giúp các

thành viên tự thiết lập những biện pháp kỹ thuật cần thiết để tự bảo vệ các bản ghi khỏi hành vi sao chép.

Một phần của tài liệu quản lý tâp thế quyền liên quan trong tác phẩm âm nhạc Việt nam (Trang 35 - 37)