Những ràng buộc hiện tượng luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng (Trang 75 - 76)

Khi tiến hành những tính tốn số, do cố định giá trị của tanβ và dấu của tham số µ, chúng ta chỉ có hai tham số tự do, MG (hoặc m1/2) và Mc. Trong những phân tích phương trình nhóm tái chuẩn hóa phía dưới MGUT, chúng ta chọn m1/2 như là tham số tự do và các tham số mềm khác được cố định khi cố định Mc. Để so sánh phổ khối lượng giữa hai mơ hình thống nhất lớn, cần thiết phải xây dựng một cơ sở chung cho chúng. Chúng ta chọn giá trị của các tham số sao cho hai mơ hình cho cùng khối lượng LSP. Trong cơ chế truyền gaugino, neutralino-LSP là hạt kiểu bino (bino-like), nên với cùng một giá trị đầu vào của m1/2, hai mơ hình sẽ cho (hầu như) cùng một khối lượng của neutralino-LSP. Thang compact hóa Mc vẫn là tham số tự do, mà bậc tự do của nó dùng để xác định khối lượng cho một sparticle khác. Ở đây, chúng ta áp đặt một ràng buộc về mặt vũ trụ học rằng lượng tàn dư của ứng cử viên vật chất tối neutralino-LSP phải phù hợp với lượng vật chất tối (lạnh) được đo đạc bởi WMAP [77]:

Yêu cầu này làm thu hẹp một cách đáng kể không gian tham số tự do, tương tự như trong mơ hình CMSSM [47, 85]. Đối với tanβ cho trước và m1/2 cố định, thang compact hóa hồn tồn được xác định bởi ràng buộc vũ trụ học này. Như chúng ta sẽ thấy, lượng tàn dư vật chất tối chính xác sẽ thu được bằng sự đồng hủy (coannihilation) giữa neutralino-LSP và hạt kế LSP (next-to-LSP) stau gần như suy biến với LSP. Các khối lượng của hạt stau kế LSP trong hai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)