Nguyên nhân và những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người qua thực tiễn của tỉnh hải dương (Trang 137 - 143)

4.2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Từ kết quả nghiên cứu công tác xét xử 13 năm (2006 – 2018) từ thực tiễn tỉnh Hải Dương và nghiên cứu các quy định về TNHS đối với các tội XPSK của con người cho thấy nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng các quy định về TNHS đối với nhóm tội phạm này chủ yếu là do các quy định về TNHS đối với về các tội XPSK của con người chưa hoàn thiện

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, một số các quy định của BLHS còn nhiều bất cập, hạn chế cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Theo Báo cáo tổng kết thi hành BLHS năm 1999 của Bộ tư pháp, BLHS được ban hành trong một thời gian khá dài, một số điều còn quy định chung chung, trong khí đó, các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS nói chung và các tội XPSK của con người còn chưa được ban hành kịp thời, chưa được hướng dẫn hết. Có trường hợp hướng dẫn nhưng lại ở rải rác các văn phản pháp luật khác mà chưa được tập hợp, hệ thống hóa. Mặt khác có văn bản đã hết hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để tham khảo vì chưa có văn bản khác thay thế gây khó khăn khơng ít cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc hiểu và áp dụng pháp luật của cán bộ, cơng chức, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa thống nhất trong phạm vi cả nước. Đặc biệt là đối với quy định của pháp luật về xác định hậu quả tội phạm là tỷ lệ thương tích trong các vụ án tội XPSK con người cịn chưa đầy đủ. Khi một vụ án về tội cố ý gây thương tích

xảy ra, do quy định về thời hiệu điều tra, khởi tố nên việc trưng cầu giám định thương tật diễn ra rất sớm, thường là ngay sau khi xảy ra vụ việc, thương tích vẫn chưa ổn định, người bị hại làm đơn tố cáo đến cơ quan công an và đề nghị trưng cầu giám định. Vì vậy, kết quả của những lần giám định sớm này có thể khơng đáp ứng đúng, đủ yêu cầu nên buộc phải tiến hành giám định bổ sung hoặc giám định lại. Đó cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ thương tật giữa các lần giám định này rất khác nhau. Ngoài ra, kết quả giám định tỷ lệ thương tật giữa các lần có sự chênh lệch nhiều cịn do một số ngun nhân khác như trình độ của các giám định viên cịn hạn chế, quy trình giám định khơng thống nhất giữa các cơ quan giám định, trạng thiết bị phục vụ giám định, thời gian giám định không phù hợp vì có những thương tích theo thời gian mà phục hồi, cũng có những thương tích theo thời gian lại nặng thêm.

Về giám định tỷ lệ thương tích, hiện chưa có quy định thống nhất về giám định thương tích nạn nhân qua hồ sơ bệnh án, nên các cơ quan tiến hành tố tụng cịn có các quan điểm khác nhau. Khơng ít vụ án cố ý gây thương tích điều tra gặp vướng mắc do người bị hại không hợp tác điều tra, từ chối giám định thương tích, bãi nại vì có quan hệ thân thích với hung thủ, hai bên đã tự thỏa thuận bồi thường hoặc do người bị hại, người thân của họ bị đe dọa, mua chuộc... nên khơng có căn cứ để khởi tố vụ án hoặc phải đình chỉ điều tra.

Mặt khác một số các quy định pháp luật liên quan khác như: Bộ luật TTHS, luật bạo lực gia đình, giám định,... cũng chưa hồn thiện, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các quy định của BLHS về TNHS đối với các tội XPSK của con người. Do đó việc có một văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách đầy đủ, thống nhất về tội XPSK con người, đồng thời bãi bỏ các quy định, văn bản đã hết hiệu lực pháp luật là hết sức cần thiết.

4.2.3.2. Những vướng mắc cụ thể trong thực tiễn

Một là, nhóm tội XPSK của con người diễn biến ngày càng phức tạp về số

lượng, phương thức, thủ đoạn cũng như tính chất dã man, tàn bạo của hành vi phạm tội. Nổi bật là các tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên những quy định của BLHS hiện hành về nhóm tội XPSK của con người có một số CTTP chưa phù hợp với thực tế, khó chứng minh trên thực tế, gây khó khăn cho cơng tác điều

tra, truy tố, xét xử tội phạm: quy định tỷ lệ thương tích (%) là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu TNHS dẫn đến nhiều trường hợp không thể chứng minh được nên không thể xử lý được hành vi phạm tội;

Hai là, Ngồi ra, có thể thấy hầu hết Khoản 1 của các tội XPSK chỉ có thể

coi là tội phạm khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại theo quy định của BLTTHS. Nếu hành vi phạm tội đã đủ yếu tố CTTP nhưng khơng có yêu cầu này thì cũng chưa trở thành tội phạm. Trong các tội này, quyền “ tư tố” của người bị hại thể hiện rõ nét. Mặt khác, trong CTTP của các tội này đều thể hiện hậu quả vật chất là tỷ lệ thương tật- đây là yếu tố mang tính chất quyết định cho việc định khung tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người bị hại không đi giám định, không hợp tác với cơ quan tố tụng; cơ quan giám định không giám định tỷ lệ thương tật qua “ hồ sơ”. Do vậy, trong nhiều trường hợp người bị hại bị mua chuộc, đe doạ không đi giám định nên cơ quan chức năng không xác định được hậu quả tỷ lệ thương tật. Chính những điều này dễ dấn đến bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó theo chúng tơi ngồi việc khơng quy định khởi tố theo yêu cầu bị hại thì cần nghiêm cứu quy định trách nhiệm của người bị hại trong việc thực hiện giám định xác định hậu quả tội phạm và quy định chế tài hình sự nếu họ khơng thực hiện trách nhiệm của mình, ảnh hưởng việc giải quyết vụ án. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám định trong một số trường hợp cần phải giám định, nghiêm cấm từ chối giám định để phục vụ tốt hơn trong cơng tác phịng, chống tội phạm. Trong các tội XPSK thì có năm (05) tội chỉ được khởi tố điều tra khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại và trong trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tồ sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ, về thực tiễn gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Ba là, vấn đề giám định thương tích sức khoẻ để làm căn cứ khởi tố, truy

tố người phạm tội xâm phạm sức khoẻ còn nhiều bất cập. Khi tiến hành giám định tỷ lệ thương tật, các giám định viên phải căn cứ vào các quy định trong Bản Quy định tỷ lệ thương tật nhưng tuỳ thuộc vào năng lực, trình độ, ý thức chủ quan của mình mà mỗi giám định viên có sự đánh giá và kết luận tỷ lệ thương tật khác nhau thậm chí trái ngược nhau, điều này gây ra sự lúng túng trong việc

đánh giá các chứng cứ, hoặc đánh giá chứng cứ khơng đầy đủ, thiếu khách quan, tồn diện, dẫn đến quyết định sai lầm; ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, không đúng quy định của pháp luật

ốn là, một số tội XPSK của con người còn quy định chung chung, chưa

rõ ràng và chưa được sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên hầu như chưa truy cứu được TNHS đối với người phạm tội hoặc truy cứu không đúng tội danh, khó áp dụng trong thực tiễn. Ví dụ như tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV qua người khác.

Mặt khác, các tình tiết: “người già yếu”, “phạm tội… trong trường hợp

đặc biệt nghiêm trọng khác”, “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”, “phịng vệ chính đáng”,... chưa được hướng dẫn,

giải thích của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến có nhiều cách hiểu, đánh giá, áp dụng khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Năm là, một số tình tiết định khung tăng nặng quy định từ điểm a đến

điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS gần tương tự tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS do vậy đã gây khơng ít khó khăn trong việc định tội cũng như định khung hình phạt.

Sáu là, Mức hình phạt đối với một số tội phạm q nghiêm khắc, khơng cịn

phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là đối với các tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý xâm phạm đến sức khỏe của người khác.Việc quy định về mức hình phạt của một số tội danh trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, khơng cịn phù hợp với thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Mức hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm là bất hợp lý so với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với khung hình phạt từ 1 năm đến 5 năm vì hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nguy hiểm hơn so với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Mức hình phạt đối với tội Vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tộiVơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chínhđược thực hiện do lỗi vơ ý xâm phạm đến sức khỏe của người khácquá nghiêm khắcso với mức hình phạt của tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượtquá giới hạn phịng vệ chính đáng .

ảy là, trong CTTP cơ bản của các tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ, không thiết kế những hành vi nguy hiểm như quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k, khoản 1 của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mà hầu hết chỉ căn cứ vào tỷ lệ thương tật và tình tiết phạm tội đối với nhiều người. Việc chỉ quy định như vậy trong các tội danh này theo chúng tôi là chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng và chống tội phạm, bảo vệ tính mạng, sức khỏe - cái thiêng liêng, quý báu nhất của con người được Hiến pháp bảo hộ. Trong nhiều trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (dùng hung khí nguy hiểm, có tính chất cơn đồ, đối với trẻ em, người già, ), gây thương tích cho người khác nhưng tỷ lệ thương tật chưa đến 31% thì khơng thể truy cứu TNHS.

Tám là, Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ

người khác quy định về hành vi cố ý gây tổn hại sức khỏe của người khác được quy định trong BLHS không mô tả rõ ràng dấu hiệu của hành vi khách quan gây khơng ít khó khăn cho việc xác định chính xác tội danh nên nhiều trường hợp định tội khơng chính xác. Mặt khác, tại điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS là

“dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm gây nguy hại cho nhiều người”. Thực tế xét xử những người phạm tội đều phải chịu tình tiết

định tội là “dùng hung khí nguy hiểm”, có trường hợp gây thương tích cho nạn nhân chỉ 1% hoặc 2% có thể bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội Cố ý gây

thương tích là điều thực sự không cần thiết, chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân. Trường hợp này có thể xử lý hành chính hoặc thơng qua hồ giải

Chín là, BLHS quy định nhiều loại tội phạm có hành vi khách quan tương

tự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên trên thực tế xảy ra rất nhiều vụ án có mặt khách quan vừa giống các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vừa giống dấu hiệu pháp lý của một số tội khác, nên đã gây khơng ít khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc định tội danh. Thực tiễn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội XPSK của con người có nhiều những khó khăn, nhất là trong việc xác định lỗi, dẫn đến khó khăn trong việc định tội danh một cách chính xác. Cụ thể là:

Xác định tội danh khi có tranh chấp giữa tội Cố ý gây thương tích với tội Giết người cịn nhiều bất cập. Có quan điểm cho rằng: hậu quả đến đâu thì xử lý đến đó, nếu chết người thì xử lý về tội Giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS và nếu bị thương sẽ bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS. Quan điểm này không phù hợp với lý luận và thực tiễn. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của CTTP, việc xác định là cần thiết, nếu xác định đúng lỗi thì việc định tội danh sẽ chính xác và ngược lại nếu xác định lỗi sai thì định tội danh sẽ sai. Hành vi đánh gây thương tích làm người đó bị thương là lỗi cố ý, nhưng hậu quả chết người nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội, họ cho rằng không thể tước đi sinh mạng của người khác (không mong muốn hậu quả chết người xảy ra), do đó hậu quả này thuộc lỗi vô ý. Đây là trường hợp “ hỗn hợp lỗi ”. Trong trường hợp này nếu ngươi phạm tội thấy hành vi phạm tội của mình có thể tước đi sinh mạng của người khác nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra thì đây là trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp, hậu quả đóng vai trị quan trọng, hậu quả đến đâu thì xử lý đến đó, nghĩa là nếu bị thương thì xử lý về tội Cố ý gây thương tích, nếu chết thì xử lý về tội giết người.

Cũng qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu các quy định của BLHS về các trường hợp phạm tội do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và phạm tội trong khi thi hành công vụ,

chúng tôi thấy không nên quy định trường hợp dẫn đến chết người trong cả ba trường hợp phạm tội này, vì nếu thực tế có trường hợp nào dẫn đến chết người, các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

Trường hợp trong khi thi hành công vụ do sử dụng vũ khí ngồi những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người nhưng chỉ có một người có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên, còn những người khác có tỷ lệ thương tật dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật lại trên 31%, thậm chí tới trên 61% thì có phạm tội khơng. Đây cũng là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, nhưng qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người qua thực tiễn của tỉnh hải dương (Trang 137 - 143)