- “Người cán bộ hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn Vĩnh Thắng [123] Trên cơ sở chỉ ra một số nội dung cơ bản về công tác hậu
3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đồn hiện nay vẫn cịn có những hạn chế nhất định, cụ thể:
Một là, số lượng, cơ cấu, tuổi quân, tuổi đời, quân hàm, chức danh
CBHC trung đoàn chưa đươc thống nhất.
Về số lượngCBHC: Xét trên tổng thể, số lượng CBHC cấp trung đoàn cơ
bản được đảm bảo đủ 94,27% [154]. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chuẩn từng chức danh CBHC thì trên thực tế vẫn cịn thiếu so với biên chế 8,69% [154]. Theo đánh giá của cấp uỷ và cơ quan chức năng có thẩm quyền, hiện nay có một số CBHC trung đồn đang cơng tác nhưng sức khỏe, năng lực hạn chế nhưng vẫn phải sử dụng do chưa đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp được người thay thế; một số đồng chí khác có nhiều kinh nghiệm cơng tác, tuổi đời, sức khỏe phù hợp nhưng không đủ tiêu chuẩn để đào tạo lại. Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ CBHC là thủ trưởng cơ quan
hậu cần cấp trung đoàn cho thấy vẫn cịn nhiều người có phẩm chất, năng lực và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở mức trung bình, theo yêu cầu về chất lượng cán bộ thì số này chưa đủ điều kiện để đảm nhiệm cương vị chỉ huy cơ quan, phân đội hậu cần. Như vậy, trong đội ngũ CBHC ở các trung đồn hiện nay đang diễn ra tình trạng số lượng vừa thừa, vừa thiếu, nhưng số thừa không bổ sung được cho số thiếu.
Về cơ cấu đội ngũ CBHC: Cơ cấu đội ngũ chủ nhiệm hậu cần trung đoàn
thuộc binh chủng hợp thành thời gian qua có sự cải thiện đáng kể, nhưng qua khảo sát thực tế một số đơn vị Đoàn B3, B12, B16, B25, B95 thì cơ cấu đội ngũ CBHC hiện nay còn một số hạn chế sau:Về trần quân hàm, hầu hết CBHC ở các chức vụ chủ trì, chủ chốt cơ quan hậu cần trung đoàn đã vượt trần quân hàm của chức danh do Luật sĩ quan quy định, thực trạng này cho thấy trong vài năm tới đây, nếu số này khơng phát triển lên những vị trí với chức danh cao hơn sẽ dẫn đến một bộ phận CBHC trung đồn khơng cịn nhu cầu phong quân hàm, gây nên sự ùn tắc trong đội ngũ, kìm hãm động lực phấn đấu vươn lên của họ. Qua trao đổi, đa số CBHC đều có chung suy nghĩ là: đối với mỗi người sĩ quan, vấn đề quân hàm vừa là vinh dự, tự hào, vừa là sự khẳng định về phẩm chất, năng lực, địa vị xã hội của họ, đồng thời là căn cứ duy nhất để có thu nhập chính đáng bằng tiền lương, nhưng với yêu cầu tổ chức biên chế như hiện nay, sự quy định chặt chẽ về chức danh, về phong quân hàm trong Luật sĩ quan thì vấn đề xem xét phong quân hàm hàng năm của sĩ quan trở thành vấn đề nhạy cảm thu hút sự quan tâm của mọi sĩ quan quân đội trong đó có đội ngũ CBHC trung đoàn.
Cơ cấu độ tuổi của CBHC, còn cao so với trần quân hàm và chức danh
đảm nhiệm, số CBHC trung đồn có tuổi đời trên 50 chiếm khoảng 2,4% (tổng sốCBHC ở các trung đoàn trongtoàn quân); từ 40 - 49 là 20,8%; từ 31 - 39 là 44,36%; dưới 30 là 32,87% [155, 6.3]. Ngay nguồn đào tạo CBHC cấp trung, sư đoàn cũng đã có tuổi đời tương đối cao, theo số liệu điều tra tại HVHC, số học viên về học tại hệ đào tạo CBHC cấp chiến thuật, chiến dịch; hoàn thiện CBHC trung, sư đoàn; hoàn thiện đại học, từ 2015 trở lại đây có tuổi đời bình qn từ 32 đến 35 tuổi khoảng 44,2%; từ 36 đến trên 40 tuổi khoảng 55,8%,
như vậy khi ra trường công tác sau một thời gian nếu phấn đấu tốt, có đủ tiêu chuẩn mới được bổ nhiệm vào các chức danh, thì khi đó tuổi đời của họ sẽ khó đáp ứng yêu cầu về độ tuổi quy định cho các chức danh theo quy định của Luật sĩ quan. Vì thế, để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp giữa cấp bậc quân hàm và độ tuổi quy định cho chức danhCBHC, cần phải có qui hoạch CBHCphù hợp với thực tiễn.
Hai là, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận CBHC
trung đoàn chưa ngang tầm với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Biểu hiện của sự chưa ngang tầm với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ CBHC trung đồn, đó là sự phát triển, hồn thiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một số CBHC thiếu vững chắc, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơng tác hậu cần trong tình hình mới. Bản lĩnh chính trị, niềm tin của một bộ phận CBHC đối với Đảng và chế độ chưa thực sự kiên định, vững vàng. Trước tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, một số CBHC trung đồn đã có biểu hiện giảm sút ý chí, băn khoăn, lo lắng về tương lai của đất nước; không tin tưởng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí mà Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành.
Nhiều CBHC trẻ, tuổi quân dưới 10 năm, chưa được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn cơng tác, cịn thiếu kinh nghiệm và độ từng trải trong cuộc sống nên lập trường, bản lĩnh chính trị thiếu vững vàng trước những khó khăn tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như sự cám dỗ của lợi ích vật chất trước mắt, dễ bị mua chuộc, dụ dỗ làm suy thối, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có khoảng 20% ý kiến đánh giá CBHC còn biểu hiện băn khoăn, lo lắng vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH [160].Một số CBHC trung đoàn thiếu ý thức cần, kiệm, liêm, chính, có biểu hiện tham nhũng, thối hóa, biến chất về đạo đức, lối sống. Mặt khác, một bộ phận CBHC còn biểu hiện sa sút, thiếu ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, có nhận thức và hành vi xa rời các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ quân đội, CBHC quân đội; thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc cầm chừng, trung bình chủ nghĩa, thiếu cố gắng phấn đấu vươn lên.
Đánh giá của lãnh đạo, chỉ huy các sư đoàn, trung đoàn về những biểu hiện vi phạm đạo đức của đội ngũ CBHC: 8,97% có biểu hiện tham nhũng, lãng phí; 9,61% có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống; 11,8% có biểu hiện thực dụng, cá nhân chủ nghĩa [160]. Điều đáng quan tâm, lo ngại hiện nay là sự suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ trong ngành hậu cần. Một bộ phận CBHC có biểu hiện tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thấy đúng khơng bảo vệ, thấy sai khơng đấu tranh; khơng làm trịn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của ngành hậu cần; thói ích kỷ, thực dụng, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của cán bộ, chiến sĩ. Đây là một thách thức không nhỏ, làm hạn chế chất lượng đội ngũ CBHC trung đoàn QĐNDVN.
Ba là, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn công tác của một bộ phận CBHC
cịn nhiều hạn chế; tính sáng tạo, linh hoạt chưa cao; phương pháp, tác phong cơng tác chưa khoa học do đó đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ và chất lượng, hiệu quả cơng tác hậu cần của các trung đồn.
Mặc dù đội ngũ CBHC trung đoàn thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt nhưng năng lực thực hiện nhiệm vụ và chức trách của một bộ phậnCBHC còn hạn chế. Kiến thức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ hậu cần; tư duy lý luận của một số CBHC chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ. Khơng ít CBHC trung đồn cịn cứng nhắc, lúng túng, thiếu linh hoạt, chờ đợi sự chỉ đạo hướng dẫn của trên trong xử lý công việc đã ảnh hưởng đến sự sáng tạo và tính chủ động, tích cực trong việc cụ thể hóa, vận dụng thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về công tác hậu cần để vận dụng vào trung đoàn. Kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm công tác bảo đảm hậu cần trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của CBHC ở các trung đoàn chưa chuyển biến căn bản, vững chắc. Một số CBHC trung đoàn mặc dù nắm kiến thức tốt, được đào tạo cơ bản nhưng còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo và tổ chức các hoạt động bảo đảm hậu cần, nhất là trong chỉ đạo tăng gia sản xuất, khai thác tạo nguồn hậu cần, trong quan hệ ký kết hợp đồng bảo đảm vật chất hậu cần
với các thành phần kinh tế ngồi qn đội, do đó chất lượng các mặt cơng tác này chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Điều đáng quan tâm là, một số CBHC trung đoàn hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực tồn diện cả về chính trị, quân sự, hậu cần, khoa học kỹ thuật... Tình trạng phổ biến hiện nay là CBHC trung đoàn chỉ nắm vững và coi trọng việc chỉ đạo công tác chuyên môn, nghiệp vụ hậu cần, chưa coi trọng các hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Bên cạnh đó, mặt bằng học vấn và trình độ đào tạo của một số CBHC trung đoàn chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Hiện nay có tình trạng một số CBHC ở các trung đoàn sau khi được đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu tự tin vào kiến thức đã học nên khi tổ chức chỉ đạo và thực hành công tác bảo đảm hậu cần còn lúng túng, năng lực tham mưu, xây dựng kế hoạch còn yếu, phần lớn còn làm việc theo kinh nghiệm, chưa biết vận dụng lý luận vào thực tiễn cơng tác. Ngược lại, có CBHC vận dụng rập khn, máy móc kiến thức đã học ở trường không phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị nên hiệu quả công tác hậu cần không cao.
Theo đánh giá của cấp ủy và chỉ huy một số cơ quan hậu cần Quân khu, Qn đồn cho thấy: Trình độ, năng lực tham mưu, điều hành, quản lý kinh tế, quản lý ngành và nghiên cứu, ứng dụng khoa học hậu cần của một số CBHC ở các trung đoàn chưa tương xứng với nhiệm vụ, chức trách được giao.Đội ngũ CBHC ở các trung đoàn hiện nay chủ yếu trưởng thành trong điều kiện hịa bình, kinh tế đã phát triển, họ là những cán bộ năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm nhưng chưa có sự trải nghiệm trong những điều kiện, hồn cảnh, tình huống khó khăn, khắc nghiệt của chiến tranh. Vì vậy, trong những tình huống, điều kiện khó khăn tác động đến dễ làm cho CBHC ở các trung đồn chán nản, thối thác, đùn đẩy nhiệm vụ.
Theo đánh giá của cấp ủy một số trung đoàn việc tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ CBHCđể nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chưa được quan tâm đúng mức.Một số CBHC còn thiếu tự giác rèn luyện, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên; cịn có những trường hợp vi phạm kỷ luật, chậm khắc phục sửa chữa; một số CBHC trung đồn có biểu hiện thỏa mãn, dừng lại, ngại học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Kết quả khảo sát cho thấy: 27,3% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và 28,1% cán bộ hậu cần cho rằng, một bộ phận CBHC trung đoàn, ý thức tự học tập, rèn luyện chưa tốt [163]. Chính những hạn chế về việc học tập nâng cao trình độ, năng lực tồn diện của đội ngũ CBHC trung đoàn đã dẫn tới chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho mọi hoạt động của đơn vị chưa cao, nhất là nhiệm vụ tăng gia, sản xuất; khai thác nguồn, bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm ở các trung đồn đóng qn ở vùng sâu, vùng xa; biên giới, hải đảo. Nhiều đơn vị, do công tác tham mưu của đội ngũ CBHC chưa tốt nên đã để lãng phí đất đai, khơng quy hoạch thành khu tăng gia, chăn nuôi tập trung để đầu tư tăng gia, chăn ni có hiệu quả. Đơn vị đóng quân trên vùng đất mầu mỡ nhưng bộ đội khơng có đủ rau ăn, khơng có nguồn thực phẩm tại chỗ….. Mặt khác, sự chủ động của cán bộ hậu cần và ngành hậu cần trung đoàn trong dự báo, tạo nguồn lương thực, thực phẩm ổn định, có mặt chưa tích cực, do đó có những đơn vị phải sử dụng lương thực, thực phẩm kém chất lượng. Đặc biệt, trong thời bình việc phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo đảm nhu cầu công tác hậu cần của các trung đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, cứu hộ, cứu nạn… chưa được quan tâm đúng mức. Sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thể hiện trong công tác bảo đảm hậu cần thường xuyên và đột xuất chưa được phát huy triệt để.