.Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiêp, nông thôn tại NH nông nghiệp & PT nông thôn VN CN thanh bình đồng tháp (Trang 33)

2.2 .Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam CN Huyện Thanh Bình

2.2.2 .Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH Giám Đốc Phó giám đốc Phịng Kế tốn Ngân quỹ Phịng Kế hoạch kinh Phịng Kiểm sốt nội bộ Phịng Hành chính nhân sự

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

SƠ ĐỒ 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

2.1.2.2.Chức năng của các phòng ban

-Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc.

+ Giám đốc: thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng qui định của NHNo & PTNT Việt Nam. Phụ trách chung tất cả các mặt hoạt động của Ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các phòng ban và cơng tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị. Đồng thời Giám Đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng Giám Đốc, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo & PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Thanh Bình.

+ Phó giám đốc: phụ trách quản lý tồn bộ hoạt động của Ngân hàng và được phân quyền khi Giám Đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc. -Phịng Kế tốn - Ngân quỹ:

+Thực hiện hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam. Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

+Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá,

giấy tờ thế chấp, các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tiền gửi và nhận tiền gửi từ khách hàng.

+Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; quyết tốn kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.

+Thực hiện nộp các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước đúng thời hạn quy định.

+Giải ngân cho khách hàng vay vốn khi hồ sơ được xét duyệt cho vay. -Phòng Kế hoạch kinh doanh: gồm 1 trưởng phịng, 1 phó phịng và 13 CBTD.

+ Trưởng phịng: có nhiệm vụ kiểm tra xét duyệt hồ sơ cho vay, điều hành nhân viên theo sự phân công và thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc (Phó Giám đốc) đưa xuống.

+Phó phịng: cũng có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho vay, đồng thời được giao nhiệm vụ khi trưởng phòng đi vắng và cũng được quyền điều hành nhân viên theo sự phân cơng, thực hiện các chỉ đạo của Giám đốc (Phó Giám đốc) đề ra.

+ Các CBTD: Thực hiện nghiệp vụ cho vay các thành phần kinh tế: xem xét hồ sơ vay, trực tiếp thẩm định cho vay, theo dõi, kiểm tra đôn đốc, xử lý nợ vay. Đồng thời mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

-Phịng hành chính nhân sự:

+Làm cơng tác hành chính văn thư lưu trữ văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng.

+Xây dựng chương trình cơng tác hàng tháng, quý của Ngân hàng và có trách nhiệm thường xun đơn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.

+ Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ làm việc. Trực tiếp phối hợp với cơng đồn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ nhân viên, xây dựng văn hố Ngân hàng. Quảng bá hình ảnh của Ngân

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

hàng, tạo bộ mặt kinh doanh nhằm thu hút khách hàng.

+ Sắp xếp và đề bạt các nhân viên, tổng hợp thi đua trong Ngân hàng trình để Giám đốc phê duyệt và khen thưởng.

+ Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phịng chống cháy nổ tại cơ quan, bảo vệ an toàn cho cơ quan và khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng.

-Phịng kiểm sốt nội bộ:

+ Kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân Hàng về đảm bảo an tồn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân Hàng.

+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quá trình kinh doanh theo quy định của pháp luật và NHNo & PTNT Việt Nam.

+ Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn, việc tn thủ ngun tắc, chế độ và chính sách kế tốn theo quy định của NHNN.

+ Giải quyết đơn từ, khởi tố liên quan đến hoạt động của Ngân hàng trong phạm vi phân ủy quyền của Giám đốc.

2.2.3.Vai trò của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Thanh Bình

NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huyện Thanh Bình đóng vai trị là người cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ,… thông qua việc phối hợp với các ban ngành, tổ chức có thẩm quyền hướng dẫn và chỉ đạo nền kinh tế sản xuất theo định hướng của Huyện Thanh Bình. Từ đó Ngân hàng đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm khai thác các nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư, cung cấp nguồn vốn kịp thời cho người sản xuất giúp họ duy trì và mở rộng SXKD theo hướng nơng nghiệp hóa, đồng thời góp phần cải thiện đời sống người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa,…thúc đẩy nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển bền vững.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

2.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh

BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 48.749 63.203 86.875 14.454 29,65 23.672 37,45 Thu nhập từ HĐTD 40.337 53.102 82.789 12.765 31.65 29.687 55,91 Thu nhập HĐDV 159 230 689 71 44,65 459 199,57 Thu nhập khác 8.253 9.871 3.397 1.618 19,60 (6.474) (65,59) Tổng chi phí 41.226 53.475 71.156 12.249 29,71 17.681 33,06 Chi phí HĐTD 21.534 36.473 58.001 14.939 69,37 21.528 59,02 Chi phí HĐDV 78 90 232 12 15,38 142 157,78 Chi phí khác 19.614 16.912 12.923 (2.702) (13,78) (3.989) (23,59) Lợi nhuận 7.523 9.728 15.719 2.205 29,31 5.991 61,59

(Nguồn: Phịng Kế tốn-Ngân quỹ NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)

Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình giai đoạn 2010-2012 cho thấy:

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

-Về thu nhập:

Thu nhập của Ngân hàng có xu hướng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể:

+ Năm 2010: tổng thu nhập là 48.749 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 63.203 triệu đồng (tăng 14.454 triệu đồng, tương đương tăng 29,65% so với năm 2010).

+ Năm 2012, tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng đạt 86.875 triệu đồng (tăng 23.672 triệu đồng, tương đương tăng 37,45% so với năm 2011).

Đóng góp vào sự tăng trưởng này có thể nói là do sự tăng lên của khoản mục thu nhập từ HĐTD. Qua các năm khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và là nguồn thu chính của Ngân hàng. Một trong những nguyên nhân chính làm cho khoản mục này tăng là do Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay các món vay ngắn hạn thay vì các món vay trung và dài hạn, chính vì thế mà các khoản thu từ lãi được nhiều hơn.

Bên cạnh đó, cịn phải kể đến các khoản thu nhập từ HĐDV qua ba năm đều tăng lần lượt là 159 triệu đồng ở năm 2010, 230 triệu đồng ở năm 2011 và 689 triệu đồng ở năm 2012. Điều này là do Ngân hàng đã chuyển từ hệ thống giao dịch thủ công sang giao dịch bằng điện tử thông qua dự án hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế tốn khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Mặt khác, Ngân hàng cịn khơng ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ để vừa mang lại nguồn thu nhập, vừa phục vụ khách hàng tốt hơn. Điển hình như kể từ năm 2010, Ngân hàng đã triển khai dự án cho vay khách hàng qua Thẻ đã mang lại nguồn thu là 162 triệu đồng từ thu phí hoạt động Thẻ. Hiện nay, người dân đã quen dần với hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và ngày càng tin dùng các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thanh tốn tiền hàng hóa qua tài khoản mở tại Ngân hàng, sử dụng thẻ thanh toán, rút tiền mặt, chuyển tiền nhanh,… Các khoản thu này có xu hướng tăng qua các năm do nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân ngày càng nhiều. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng nó cũng góp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Thu nhập khác của Ngân hàng đang có chiều hướng giảm, giảm mạnh nhất là vào năm 2012 chỉ còn 3.397 triệu đồng so với 9.871 triệu đồng ở năm 2011 và

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

8.253 triệu đồng ở năm 2010. Do năm 2010 và 2011 thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng phát triển ổn định, đến năm 2012 tình hình ngoại hối diễn biến phức tạp, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng bị sụt giảm đáng kể, đó cũng là tình hình chung của tất cả các Ngân hàng trên địa bàn lúc bấy giờ.

-Về chi phí:

Chi phí của Ngân hàng Huyện Thanh Bình biến đổi cùng chiều với doanh thu:

+Năm 2011 tổng chi phí là 53.475 triệu đồng (tăng 12.249 triệu đồng, tương đương tăng 29,71% so với năm 2010).

+Đến năm 2012, tổng chi phí là 71.156 triệu đồng (tăng 17.681 triệu đồng, tương đương tăng 33,06% so với năm 2011).

Nguyên nhân chi phí qua các năm đều tăng là do Ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tầng lớp dân cư để bổ sung thêm vốn phục vụ cho HĐTD của mình đã làm cho chi phí từ HĐTD tăng lên. Cụ thể, chi phí cho HĐTD năm 2011 là 36.473 triệu đồng (tăng 14.939 triệu đồng, tương đương tăng 69,37% so với năm 2010) và năm 2012 là 58.001 triệu đồng ( tăng 21.528 triệu đồng, tương đương tăng 59,02% so với năm 2011).

Chi phí HĐDV đều tăng qua 3 năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2012 (tăng 142 triệu đồng, tương đương tăng 157,78% so với năm 2011), chủ yếu tăng cùng với sự phát triển của HĐDV, dù vậy nhưng lại mang đến nguồn thu nhập tăng gấp bội chứng tỏ Ngân hàng đã có chính sách đầu tư hợp lý trong mảng HĐDV.

Bên cạnh đó, nhờ Ngân hàng ln nỗ lực trong việc giảm thiểu chi phí, có kế hoạch chi tiêu hợp lý, cắt giảm những khoản chi có thể tiết kiệm như: điện, nước, sử dụng lại những giấy in cũ để in những văn bản, báo cáo nội bộ trong Ngân hàng... nhằm nâng cao lợi nhuận nên khoản mục chi phí khác qua 3 năm đều có sự cải thiện đáng kể.

-Về lợi nhuận:

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

lợi nhuận là 7.523 triệu đồng, năm 2011 là 9.728 triệu đồng và đến năm 2012 là 15.719 triệu đồng (tăng gấp đôi so với năm 2010) . Nguyên nhân là nhờ những chính sách quản lý thích hợp mà chi phí của Ngân hàng được hạ xuống, đồng thời cũng phải kể đến việc Ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện, phù hợp với thu nhập và khả năng tài chính của khách hàng, tạo được môi trường kinh doanh ổn định. Ngoài ra Ngân hàng còn chú trọng mở rộng trong việc khai thác các nguồn thu từ phí dịch vụ thanh tốn, phí bảo lãnh, chi trả kiều hối, mua bán và thu đổi ngoại tệ.

2.3.Tình hình hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình.

2.3.1.Phân tích tình hình nguồn vốn

2.3.1.1.Cơ cấu nguồn vốn

BẢNG 2.2.CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI NHNo & PTNT VN - CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nông thôn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

Nhận xét:

Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT VN – CN Huyện Thanh Bình cho thấy: nhìn chung tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần qua 3 năm, cụ thể: tổng nguồn vốn năm 2010 là 446.949 triệu đồng, năm 2011 là 452.472 triệu đồng và đến năm 2012 tăng lên đến 504.896 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt vì cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng. Tuy có sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn nhưng cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng lại có sự chênh lệch đáng kể. Điều này được thể hiện qua sự chênh lệch tỷ trọng giữa nguồn vốn điều chuyển so với tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Cụ thể:

-Nguồn vốn điều chuyển qua 3 năm tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn ( trên 70%). Với việc sử dụng vốn điều chuyển cao thì Ngân hàng sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất phải trả cho tiền huy động do đó sẽ làm tăng khoản mục chi phí cho Ngân hàng.

-Về nguồn vốn huy động: mặc dù chiếm tỷ trong thấp hơn so với nguồn vốn điều chuyển nhưng trong 3 năm qua đã có sự tăng trưởng từ 111.300 triệu đồng ở năm 2010 tăng lên 137.365 triệu đồng ở năm 2012, đó là nhờ Ngân hàng đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; phát hành giấy tờ có giá,… Tuy nhiên, do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn Huyện Thanh Bình - phần lớn người dân sống bằng nghề nông, thu nhập thấp, đời sống cịn nhiều khó khăn nên lượng tiền huy động này bị hạn chế và luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn điều chuyển.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp

2.3.1.2.Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT VN–CN Huyện Thanh Bình

BẢNG 2.3.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT VN – CN HUYỆN THANH BÌNH (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1.Tiền gửi của KBNN 8.823 9.473 9.065 650 7,37 182 1,92

2.Tiền gửi của khách hàng 98.389 96.294 121.377 4.224 4,56 24.433 25,20

3.Tiền gửi của các TCTD 1.349 1.548 1.551 199 14,75 3 0,19

4.Phát hành giấy tờ có giá 2.739 7.685 5.372 (2.193) (28,54) 10.463 190,51

Tổng vốn huy động 111.300 115.000 137.365 3.700 3,32 22.365 19,45

(Nguồn: Phịng Kế tốn-Ngân quỹ NHNo & PTNT VN-CN Huyện Thanh Bình)

NHNo & PTNT VN - CN Huyện Thanh Bình là Ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn Huyện và là chi nhánh của Ngân hàng thương mại Nhà nước nên ln tạo được lịng tin đối với người dân, đây cũng chính là thuận lợi của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của KBNN, tiền gửi của khách hàng là cá nhân, các tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá.

-Tiền gửi của KBNN: trong 3 năm 2010-2012 nhìn chung lượng tiền huy động của Ngân hàng từ KBNN đều có sự tăng (giảm) nhẹ và ổn định. Điều này là do kể từ sau năm 2009 với việc thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm giúp cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc lại nền kinh tế sau những biến động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phát triển nông nghiêp, nông thôn tại NH nông nghiệp & PT nông thôn VN CN thanh bình đồng tháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)