KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NI BỊ THỊT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc có và không trồng cỏ trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại xã tiến hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 74)

4. Số người ngoài độ tuổi lao động người

4.2.KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NI BỊ THỊT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

ĐIỀU TRA

Thực tế cho thấy, người dân đầu tư cho chăn ni bị nhằm mang lại những lợi ích nhất định cho kinh tế của gia đình. Và đầu tư như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, là những vấn đề được người dân rất quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, tùy theo mức độ đầu tư của hộ mà hiệu quả thu được là khác nhau.

4.2.1. Hiệu quả và so sánh hiệu quả kinh tế của việc có và khơng trồng cỏ trong chăn ni bị thịt.

4.2.1.1. Phân tích chi phí biến động giữa có và khơng trồng cỏ

Như đã biết, thu nhập cận biên (VA) liên quan mật thiết đến giá trị sản xuất (GO) và chi phí biến động (IC). Việc sử dụng chi phí biến động một cách hợp lý sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả chăn ni bị. Do vậy, muốn đầu tư các nguồn lực một cách hợp lý, cần phải phân tích rõ về từng loại chi phí trong q trình sản xuất chăn ni. Từ đó, so sánh chi phí đầu vào sẽ góp phần trả lời chính xác những câu hỏi đặt ra về hiệu quả kinh tế.

Kết quả phân tích về chi phí biến động cho chăn ni bị của hộ trong năm 2006, giữa các thơn có và khơng trồng cỏ, được thể hiện qua bảng 4.5.

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Chi phí cho con giống chiếm tỷ trọng cao nhất, có mức bình qn chung là 2.056.400đ (chiếm 59,95%); chi phí thú y chiếm tỷ trọng thấp nhất, có mức bình qn chung là 59.600đ (chiếm 1,74%).

Trong tổng chi phí biến động (IC) thì IC của thơn có trồng cỏ (4.307.5 00đ), cao gấp 1,68 lần IC của các thôn không trồng cỏ (2.552.900đ), sự khác nhau có mức độ tin cậy thống kê P < 0,001và SEM = 215.000đ.

Kết quả trong bảng 4.5 cũng cho thấy:

Chi phí giống của các thơn có trồng cỏ (2.667.900đ) cao hơn chi phí giống của các thơn khơng trồng cỏ (1.444.900đ), sự sai khác có độ tin cậy thống kê P = 0,002 và sai số của các giá trị trung bình SEM = 139.200đ.

Bảng 4.5. Chi phí biến động trong chăn ni bị của hộ (tính trên 1 hộ/năm)

Đvt: 1000đ

Chỉ tiêu Bình quân chung Thơn có trồng cỏ Thơn khơng trồng cỏ

M % M % M %

Giống 2.056,4 59,95 2.667,9 61,94 1.444,9 56,60 139,2 0,002

Thức ăn 1.314,2 35,31 1.587,3 36,55 1.041,0 40,78 103,8 0,009

Thú y 59,6 1,74 52,3 1,21 67,0 2,62 5,7 0,200

Chi phí biến động (IC) 3.430,2 100 4.307,5 100 2.552,9 100 215,0 < 0,001 (a Sai số của số trung bình với độ tự do của sai số df = 138, M là giá trị trung bình)

Nguồn: [Số liệu điều tra, 2006]

Sự chênh lệch này được giải thích qua thực tế là hồn tồn phù hợp, vì các hộ chăn ni với quy mơ khác nhau (ở các thơn có trồng cỏ là 3,27 con/hộ, cịn ở các thơn khơng trồng cỏ là 2,8 con/hộ); hơn nữa giá bò lai trên thực tế cao hơn giá bò nội rất nhiều; mà ở các hộ điều tra tại thơn có trồng cỏ, số lượng bị lai là 57 con, trong khi đó, thơn khơng trồng cỏ chỉ có 5 con. Vì vậy mà có sự chênh lệch về mức đầu tư con giống giữa các thơn có và khơng trồng cỏ.

Chi phí thức ăn cho bị ở các thơn có trồng cỏ cao hơn chi phí thức ăn của các thôn không trồng cỏ, tương ứng là 1.587.300đ và 1.041.000đ, sự sai khác có độ tin cậy thống kê là P = 0,009 và SEM = 103.800đ. Theo chúng tơi có sự khác nhau này có thể là vì: quy mơ chăn ni và tỷ lệ bị lai của các thơn có trồng cỏ cao hơn các thôn không trồng cỏ; mặt khác, theo người dân thì chi phí thức ăn cho bị lai thường cao gấp hai lần chi phí thức ăn cho bị nội. Vì vậy mà có sự chênh lệch về chi phí thức ăn giữa hai thơn có và khơng trồng cỏ.

Đối với chi phí thú y cho thấy, mặc dù chi phí thú y của các thơn có trồng cỏ thấp hơn các thôn không trồng cỏ; nhưng sự sai khác này lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,200). Điều này chứng tỏ rằng, việc có hoặc không trồng cỏ không ảnh hưởng nhiều đến việc tăng hoặc giảm chi phí thú y cho bị trong năm 2006. Thực tế thì cỏ trồng là một trong những yếu tố làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của bị, từ đó giúp tăng năng suất chăn ni bị của hộ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống lại một số bệnh tật của bò. Tuy nhiên, ở các thơn khơng trồng cỏ thì trong năm 2006, khơng phải do khơng có cỏ trồng mà làm cho tỷ lệ bò bị mắc bệnh tăng lên. Theo chính quyền địa phương, người dân và cán bộ thú y xã cho biết: các thôn không trồng cỏ thuộc vào vùng thấp của xã nằm gần sông Gianh, mùa mưa, lụt hàng năm vùng này rất dễ ngập lụt, làm cho bò và chuồng bị ướt, dẫn đến việc mất vệ sinh trong nhiều ngày; từ đó dễ phát sinh ra một số bệnh tật như: bệnh tụ huyết trùng, ung khí thán, ngộ độc, sán lá gan,... Mặt khác, kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, công tác tảy sán và tiêm thuốc bổ nhằm tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng phịng bệnh của bị khơng được người dân ở các thơn này quan tâm (trong năm 2006, chỉ có 28 hộ thực hiện, chiếm 40% tổng

số hộ điều tra). Hơn nữa, vào mùa mưa, rét, nguồn thức ăn cho bò (bao gồm chủ yếu là cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp) ở các thôn này rất khan hiếm, không chủ động được nguồn thức ăn cho bị là cỏ trồng như ở các thơn có trồng cỏ; vì vậy, bị thường bị đói và rét, cho nên làm giảm sức đề kháng, từ đó làm cho bị rất dễ bị mắc bệnh (mùa mưa, rét năm 2006 bị của các thơn này bị chết vì bệnh tật là 8 con[2]). Trên đây chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ bị bị mắc bệnh ở các thôn không trồng cỏ cao hơn các thơn có trồng cỏ. Từ đó làm cho chi phí thú y của các thơn khơng trồng cỏ cao hơn các thơn có trồng cỏ.

4.2.1.2. So sánh kết quả và hiệu qủa kinh tế giữa có và khơng trồng cỏ

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế giữa có và khơng trồng cỏ trong chăn ni bị thịt của hộ được thể hiện ở bảng 4.6.

Kết quả trong bảng 4.6 cho thấy: với kết quả được tính trong cùng một thời gian ni bị thịt (một năm). Hiệu quả thu được có sự chênh lệch rất rõ rệt giữa các thơn có và khơng trồng cỏ trên tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu:

Tổng giá trị sản xuất (GO)/hộ/năm ở các thơn có trồng cỏ đạt 8.702.600đ/hộ/năm, cao gấp 1,94 lần so với các thôn không trồng cỏ (GO chỉ đạt 4.486.900đ/hộ/năm), sự khác nhau có mức độ tin cậy thống kê P < 0,001 và SEM = 338.200đ. Kết quả này cho thấy, ở các thơn có trồng cỏ, ngồi việc tận dụng cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho bị, thì cỏ trồng là nguồn thức ăn rất chủ động cho bị (hiện nay, bình qn mỗi hộ có khoảng 1,4 sào cỏ, mỗi sào cỏ cho năng suất ước tính khoảng 2250kg/sào/năm). Vì vậy, ở các thơn này có thể tăng được quy mơ chăn ni (3,27con/hộ), đồng thời ni được nhiều bị lai Sind (tỷ lệ bị lai chiếm 24,89% tổng số bị của các hộ điều tra), vì vậy hiệu quả mang lại rất cao. Cịn ở các thôn không trồng cỏ, chủ yếu là nuôi theo phương thức tận dụng (cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm trong nơng nghiệp); vì vậy quy mơ ni chỉ duy trì được ở mức 2,8 con/hộ và hầu như khơng có điều kiện để ni bị lai (tỷ lệ bò lai chỉ chiếm 2,54% tổng số bò của các hộ điều tra), cho nên hiệu quả mang lại thấp hơn ở thơn có trồng cỏ.

Bảng 4.6. Kết quả và hiệu qủa kinh tế chăn ni bị thịt giữa có và khơng trồng cỏ

n = 140 hộ Chỉ tiêu nghiên cứu Đvt Thơn có trồng cỏ Thôn không trồng cỏ SEMa P Tổng giá trị sản xuất/hộ/năm (GO) 1000đ 8.702,6 4.486,9 338,2 < 0,001

Chi phí biến động (IC)/hộ/năm 1000đ 4.307,5 2.552,9 215,0 < 0,001

Thu nhập cận biên (VA)/hộ/năm 1000đ 4.393,5 1.927,7 280,7 < 0,001 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập cận biên/đồng chi phí biến

động (VA/IC) lần 1,7 3,4 0,5 0,095

Thu nhập cận biên/con bò đ/con/năm 1.887,3 602,1 156,4 < 0,001

Thu nhập cận biên/sào đất NN đ/sào/năm 730,3 440,5 61,8 0,02

Thu nhập cận biên/khẩu đ/khẩu/năm 1.094,1 472,1 77,4 < 0,001

(a Sai số của số trung bình với độ tự do của sai số df = 138) Nguồn: [Số liệu điều tra, 2006]

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế từ ni bị thịt của hộ trong năm (2006), không phải chỉ dựa vào tổng giá trị sản xuất (GO) là đủ mà còn phải dựa vào các chỉ tiêu khác.

Từ kết quả ở bảng 4.6 cũng nhận thấy:

Thu nhập cận biên/hộ/năm của hộ ở các thơn có trồng cỏ cao gấp 2,28 lần so với các thôn không trồng cỏ, tương ứng là 4.393.500đ/hộ/năm và 1.927.700đ/hộ/năm, sự khác nhau có mức độ tin cậy thống kê P < 0,001 và SEM = 280.700đ

Thu nhập cận biên/con bò/năm của hộ ở các thơn có trồng cỏ cao gấp 3,13 lần so với ở các thôn không trồng cỏ, tương ứng là 1.887.300đ/con/năm và 602.100đ/con/năm, sự khác nhau có mức độ tin cậy thống kê P < 0,001 vàÌ SEM = 156,400đ

Thu nhập cận biên/sào đất nơng nghiệp/năm của hộ ở các thơn có trồng cỏ cao gấp 1,66 lần so với ở các không trồng cỏ, tương ứng là 730.300đ/sào/năm và 440.5 00đ/sào/năm, sự khác nhau có độ tin cậy thống kê P = 0,020 và SEM = 61.800đ

Qua kết quả nghiên cứu này ta thấy: đây là những con số rất có ý nghĩa đối với thực tế sản xuất chăn nuôi ở nơng thơn nước ta nói chung và tại xã Tiến Hóa nói riêng. Việc tạo ra lợi nhuận cao nhất trên cùng một đơn vị thời gian ln là một bài tốn được các cấp chính quyền cũng như người chăn ni đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện đất đai, bãi chăn thả tự nhiên của xã ngày càng bị thu hẹp; nhu cầu thịt bò chất lượng cao trên thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi ngành chăn ni bị thịt của Tiến Hóa phải xem xét đến vấn đề từng bước đầu tư bán thâm canh, tức là phát triển chăn ni bị theo chiều sâu; ngoài việc đầu tư vào các yếu tố con giống, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn ni, thì trồng cỏ cao sản để tăng hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn và chủ động nguồn thức ăn cho bị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu được trong điều kiện hiện nay, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn ni bị của các nông hộ.

Khi đầu tư nguồn vốn vào chăn ni bị, người chăn ni thường tính tốn làm sao để hiệu quả thu được có lợi nhất cho kinh tế gia đình, cũng như

cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu: thu nhập cận biên từ chăn ni bị của hộ tính trên khẩu/năm. Kết quả thu được cho thấy: thu nhập cận biên/khẩu/năm của hộ ở các thơn có trồng cỏ đạt gấp 2,3 lần so với các thôn không trồng cỏ, tương ứng là 1.094.100đ và 472.100đ/khẩu/năm, sự khác nhau có độ tin cậy thống kê P < 0,001 và SEM = 77.400đ. Từ kết quả nghiên cứu này có thể cho thấy, trình độ của người chăn ni ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế mà hộ thu được trong ni bị thịt giữa có trồng cỏ và khơng trồng cỏ.

Kết quả ở bảng 4.6 cũng cho thấy: hiệu quả chăn ni bị ở các thơn khơng trồng cỏ thấp hơn các thơn có trồng cỏ và vốn đầu tư cho chăn nuôi ở các thôn không trồng cỏ cũng thấp hơn các thơn có trồng cỏ; tuy nhiên, thu nhập cận biên trên đồng chi phí biến động hay cịn gọi là hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư (HQĐT) lại cao hơn thơn có trồng cỏ, HQĐT của thôn không trồng cỏ đạt 3,4 lần, trong khi đó HQĐT của thơn có trồng cỏ chỉ đạt 1,7 lần; sự khác nhau có độ tin cậy thống kê P = 0,095 và SEM = 0,5 lần. Đây có thể là lý do chủ yếu khiến các hộ chăn ni bị ở các thôn không trồng cỏ vẫn duy trì phương thức chăn ni như hiện nay. Tuy vậy, hiệu quả chăn nuôi của hộ thu được thấp hơn các thơn có trồng cỏ, và hơn nữa cả ở hiện tại và tương lai thì phương thức chăn nuôi như ở các thôn không trồng cỏ sẽ khơng cịn phù hợp, bởi các lý do sau đây:

- Chăn nuôi đạt hiệu quả thấp và không ổn định do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên và các phế phụ phẩm nơng nghiệp, trong khi đó diện tích đất đai cũng như các bãi chăn thả tự nhiên của xã ngày càng bị thu hẹp.

- Rất khó đầu tư để chăn ni theo quy mơ lớn, đồng thời rất khó đầu tư để ni bị lai cho năng suất, chất lượng thịt cao, vì nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm nơng nghiệp nên có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khơng chủ động được thức ăn cho bị trong cả năm.

- Cho năng suất và chất lượng thịt kém, trong khi đó nhu cầu của thị trường về thịt bò chất lượng cao ngày càng tăng.

Tóm lại, từ kết quả thu được, qua so sánh giữa chăn ni bị có trồng cỏ và không trồng cỏ cho thấy, hiệu quả kinh tế đạt được trong chăn ni bị có trồng cỏ cao hơn không trồng cỏ. Đây là cơ sở cho việc đề xuất thực hiện việc chuyển đổi các diện tích đất nơng nghiệp cho năng suất và hiệu quả thấp sang trồng cỏ ni bị tại xã Tiến Hóa, ở thời điểm hiện tại và cả trong thời gian tới. 4.2.2. Hiệu quả và so sánh hiệu quả xã hội giữa có và khơng trồng cỏ

Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực đầu tư, phát triển nào, hiệu quả của nó khơng chỉ được xem xét về mặt kinh tế mà người ta còn đặc biệt quan tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và mơi trường như: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, bình đẳng giới, cải tạo môi trường sinh thái,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm cho nên ngoài việc xem xét hiệu quả về kinh tế, chúng tôi chỉ nghiên cứu về hiệu quả xã hội của hoạt động này. Kết quả nghiên cứu hiệu quả xã hội giữa có và khơng trồng cỏ trong chăn ni bị thịt được trình bày ở bảng 4.8.

Số liệu ở bảng 4.8 cho thấy: mặc dù số ngày công lao động của nam và nữ cho chăn ni bị có sự khác nhau giữa các hộ ở thơn có và khơng trồng cỏ; tuy nhiên, sự khác nhau này khơng có ý nghĩa thống kê (P = 0,374 và P = 0,102). Điều này chứng tỏ rằng, ở các thơn có trồng cỏ thì mục đích trồng cỏ của người dân ở đây không phải để giải quyết vấn đề lao động (thừa lao động mới trồng cỏ), khơng phải vì có trồng cỏ mà làm cho số ngày công lao động cho chăn ni bị của nam và nữ giảm xuống. Cịn ở các thơn khơng trồng cỏ, cũng không hẳn là vì khơng có cỏ trồng mà làm cho số ngày công lao động cho chăn ni bị của nam và nữ tăng lên. Qua thực tế cho thấy, ở cả hai thơn (có trồng cỏ và khơng trồng cỏ) thì lao động nam và lao động nữ (bố, mẹ)û là những lao động chính trong gia đình nên việc chăm sóc và ni dưỡng bị hàng ngày họ đều phải đảm nhiệm như nhau. Ở các thơn có trồng cỏ, hiện nay mỗi thơn có 5 ha đất bãi chăn thả tự nhiên; mặt khác, hầu như gia đình nào cũng có diện tích đất lâm nghiệp; vì vậy, các gia đình chỉ cần mất thời gian đưa bị ra các bãi chăn và vườn rừng của mình để thả, khơng phải mất thời gian để chăn bò, cho nên tổng số ngày công lao động của nam và nữ cho chăn ni bị ở các thôn này giảm xuống.

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc có và không trồng cỏ trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại xã tiến hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 74)