Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 52 - 55)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian qua

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

™ 1 82Nguyên nhân từ việc điều hành chính sách vĩ mơ nền kinh tế:

NHNN quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD kể từ ngày 18/08/2010 đồng thời NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 2619/QĐ-NHNN về việc nâng lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam từ 8% lên 9% kể từ ngày 05/11/2010.

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê cơng bố ngày 24/09/2010, sau 5 tháng liên tiếp chỉ dao động với biên độ tăng dưới 0,3%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 09 tăng tới 1,31% so với tháng 08, cho thấy sự đột biến của giá cả thị trường. So với tháng 12/2009, CPI tháng 09 đã tăng 6,46%, chỉ để lại khoảng hẹp cho 03 tháng cịn lại để phấn đấu đưa chỉ số giá về mục tiêu 7-8% của năm nay, khiến cho nỗ lực kiềm chế lạm phát các tháng cuối năm trở nên khĩ khăn hơn. Bên cạnh đĩ tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nước ngồi để bù đắp thâm hụt ngày càng tăng: Năm 2009, tổng dư nợ nước ngồi so với GDP đạt 39%, cao hơn mức 29,8% của năm 2008.

47

Các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí nguyên vật liệu tăng cao, chi phí lãi vay tăng, rủi ro tỷ giá (nếu cĩ), làm giảm quy mơ hoạt động, giảm lợi nhuận,...dẫn đến khả năng khơng trả được nợ cho ngân hàng.

™ 1 83Nguyên nhân do rủi ro thời tiết, khí hậu:

1 84Việt Nam là nước nơng nghiệp, cĩ thế mạnh trong việc xuất khẩu các mặt hàng nơng sản như: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu... và mặt hàng thuỷ sản trên thế giới. Tuy nhiên, các mặt hàng này vốn rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.

Về mặt hàng gạo:

Theo Hiệp hội lương thực, khối lượng gạo xuất khẩu đến tháng 10 năm 2010 đạt 5,563 triệu tấn với kim ngạch 2,351 tỷ USD. Mức giá xuất khẩu gạo bình quân 10 tháng năm 2010 đạt 467,3 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngối.

Theo các chuyên gia, sản lượng vụ mùa của các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Trung cĩ thể giảm mạnh so với năm trước do tình hình thời tiết khơng thuận lợi, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, lũ lụt. Theo đĩ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cho rằng khối lượng gạo xuất khẩu trong quý 4 của Việt Nam cĩ thể chỉ đạt 1,04 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với 3 quý đầu năm (quý 1 đạt 1,443 triệu tấn và 2 quý tiếp theo đều đạt gần 2 triệu tấn).

Về mặt hàng thủy sản:

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cho biết, các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản cĩ thể đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu vào những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, nguyên nhân là do tình hình thời tiết mưa bão trên biển và ngập lụt ở miền Trung cộng với lũ về muộn ở đồng bằng sơng Cửu Long đã và đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác cũng như nuơi trồng thủy sản tại nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác 10 tháng đầu năm tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng con số này đối với hoạt động nuơi trồng chỉ tăng 3%. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2010 ước đạt hơn 4,874 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2009. Tuy nhiên từ kim ngạch khoảng 500 triệu USD/tháng của tháng 10 năm 2010,

48

đến tháng 11 dự báo chỉ đạt chưa đến 450 triệu USD/tháng và cĩ thể dưới mức 420 triệu USD/tháng trong tháng 12 năm nay.

Về mặt hàng hồ tiêu:

Nguồn cung hồ tiêu khan hiếm, trong khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới liên tục tăng, đã kéo giá hồ tiêu lên cao (giá hồ tiêu đen nội địa tại Việt Nam trong tháng 10 tăng từ 71.500 đồng/kg lên đến 73.500 đồng/kg). Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết xấu làm cho khối lượng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam quý 3 năm 2010 đạt 26.000 tấn, giảm 40% so với quý 2, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2009.

Về mặt hàng cà phê:

Dưới tác động của giá USD suy giảm và tâm lý lo ngại nguồn cung yếu đã tác động đến thị trường trong nước, giá cà phê tại Đắc Lắc ngày 27/10/2010 đã lên tới 38.600 đồng/kg, tăng 11,3% so với mức giá đầu tháng 10, là mức giá cao nhất trong vịng hơn 2 năm qua. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (FOB HCM) ngày 27/10/2010 đạt 1.810 USD/tấn, tăng 3,1% so với mức giá ngày 26/10/2010 và tăng 10% so với mức giá xuất khẩu đầu tháng 10.

Tuy nhiên, thời tiết ẩm ướt đang cản trở hoạt động thu hoạch cà phê ở những vùng chín sớm, ngồi ra cịn cĩ những lo ngại mưa sẽ kéo dài tại các vùng trồng cà phê chủ lực. Tại Tây Nguyên, thu hoạch mùa vụ mới vẫn chưa triển khai được vì đang cĩ mưa trên diện rộng. Thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cà phê trong nước.

Do đĩ các doanh nghiệp vay vốn tại Eximbank để bổ sung vốn kinh doanh cho việc kinh doanh nơng sản, chế biến nuơi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khĩ khăn về tài chính, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

™ 1 85Nguyên nhân do sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế giới:

Về mặt hàng thép:

Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép, cùng với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu luyện kim đã làm giá nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới tăng cao trong thời gian qua, từ 50

49

– 100% so với cùng kỳ năm 2009 (riêng trong 3 tháng đầu năm 2010, giá thép thế giới đã tăng từ 20- 30%)

Về mặt hàng thức ăn chăn nuơi:

Nguyên liệu thức ăn chăn nuơi mà Việt Nam nhập khẩu hiện nay gồm khơ đậu tương (49%), bắp (16%), DDGS (5%), bột cá (10%). Việc thay thế các loại nguyên liệu này cho nhau trong trường hợp giá một mặt hàng nào đĩ tăng mạnh cĩ thể là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, từ giữa năm 2010, giá của tất cả các loại nguyên liệu nhập khẩu này đều đã tăng lên mức cao như: giá bắp trung bình kỳ hạn trên CBOT tháng 9 đạt 484,82 xu Mỹ/bushel, tăng 18,68% so với tháng trước, tăng 49,22% so với cùng kỳ năm 2009, giá DDGS xuất FOB tại Mỹ kỳ hạn tháng 10, tháng 11 lần lượt ở mức 205 USD/tấn, 210 USD/tấn, tăng hơn 12% so với đầu tháng 9 năm 2010. Ngồi ra trong tháng 9 năm 2010, giá sắn nội địa đạt 5.330 đồng/kg, tăng 11,04% so với tháng trước, tăng 70,83% so với cùng kỳ năm 2009.

Sự biến động khĩ lường của thị trường thế giới cùng với sự trì trệ của ngành chăn nuơi và nuơi trồng thủy sản, cùng với các chi phí tăng cao từ biến động kinh tế vĩ mơ đang đẩy ngành kinh doanh thức ăn chăn nuơi vào một tình thế nan giải.

Năm 2010 là một năm khĩ khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu do khơng thể đo lường chính xác sự biến động của thị trường thế giới kèm theo rủi ro tỷ giá nên cĩ thể ảnh hưởng phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đĩ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)