Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại thị trƣờng Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển việt nam (Trang 37)

1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam

Trong hoạt động bảo hiểm P&I tại Việt Nam, người bảo hiểm và người được bảo hiểm là cơng dân Việt Nam do đó trước hết hợp đồng bảo hiểm P&I giữa các chủ tàu và các công ty bảo hiểm phải chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật Việt Nam.

Một số nguồn luật tại Việt Nam làm cơ sở cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I:

- Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 - Bộ luật hàng hải Việt Nam

- Nghị định:

+ Nghị định 45/2007/NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật kinh doanh bảo hiểm.

+ Nghị định 46/2007 NĐ – CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

+ Nghị định 118/2003/NĐ – CP ngày 13/10/2003 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

+ Nghị định 18/2005/NĐ – CP quy định việc thành lập, tổ chức,hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

- Thông tư:

+ Thông tư 174/1998/TT – BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn áp dụng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ Thông tư 155/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 45/2007/NĐ – CP .

+ Thông tư 156/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 46/2007/NĐ – CP.

30

Trong những nguồn luật kể trên, có thể nói những quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam chi phối nhiều nhất tới bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu bởi có những quy định trực tiếp về trách nhiệm dân sự chủ tàu như:

- Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V, mục 2, điều 75; điều 77; điều 78; điều 79; điều 80

- Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122 - Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm: Chương XII, điều 198 ; điều 200 - Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209

- Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214 - Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV

Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến các các quy tắc, thỏa thuận của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là bản thỏa thuận hợp tác số 1 trong bảo hiểm tàu biển được Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ký ban hành và có hiệu lực vào ngày 24/3/2005 với các nội dung cơ bản như sau (Nguồn: Vinare, Bản thỏa thuận hợp tác số 1trong bảo hiểm tàu biển)

- Trong trường hợp con tàu đang tham gia bảo hiểm của công ty bảo hiểm này chuyển sang bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác thì chủ tàu phải thanh tốn xong phí bảo hiểm với cơng ty bảo hiểm trước, tránh nợ đọng dây dưa khó địi, đồng thời cơng ty mới bảo hiểm cho con tàu cần tham khảo thêm thông tin của cơng ty bảo hiểm trước về tình trạng rủi ro, tổn thất, thanh tốn phí bảo hiểm của con tàu nhằm đánh giá rủi ro và xác định phí bảo hiểm được tốt hơn sao cho mức phí mới khơng thấp hơn mức phí cũ nếu các điều kiện bảo hiểm tương tự.

- Tuổi tàu tính từ thời điểm đăng ký đóng tàu, khơng tính lại từ thời điểm hoán cải con tàu hoặc xác nhận của đăng kiểm về việc tàu được trẻ hoá bao nhiêu tuổi. Cơng ty bảo hiểm trước có trách nhiệm cung cấp thơng tin kịp thời trung thực cho công ty bảo hiểm mới.

31

- Không áp dụng điều khoản “mới thay cũ” đối với máy tàu khi máy tàu có thời gian khai thác trên 15 năm vì thực tế máy đã hết khấu hao và chiếm giá trị lớn trong toàn bộ con tàu.

- Đối với tàu trên 20 tuổi các doanh nghiệp bảo hiểm cần làm tốt cơng tác đánh giá bảo hiểm và có biện pháp giám sát thường xun tình trạng của con tàu.

- Trong bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu P&I lấy phí của Hội Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu áp dụng cho đội tàu làm phí sàn tối thiểu bao gồm cả phí ứng trước, phí đóng thêm và phí tái bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm không bảo hiểm P&I cho chủ tàu thấp hơn mức phí sàn trên. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I bảo hiểm cho những con tàu hoạt động trên lĩnh vực hàng hải quốc tế, hơn nữa, phải thực hiện bảo hiểm với cả các Hội P&I quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn cứ pháp lý cho hoạt động bảo hiểm này cịn có các nguồn luật quốc tế như: quy định của Hội P&I mà chủ tàu tham gia bảo hiểm Công ước Brusell 1924 ; Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc Hamburg 1978, Quy tắc York – Antwerp 2004,…

2. Phƣơng thức tham gia bảo hiểm P&I của đội tàu Việt Nam

Từ năm 1993 trở về trước, các chủ tàu Việt Nam tham gia bảo hiểm P&I thông qua Bảo Việt. Sau nghị định 100/NĐ – CP năm 1993 của Chính phủ, một số doanh nghiệp bảo hiểm khác mới được thành lập cũng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. Cho đến nay đã có 11 Cơng ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Các Công ty bảo hiểm thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm luôn trách nhiệm dân sự của chủ tàu và sau đó thay mặt các chủ tàu tham gia bảo hiểm P&I.

Thơng thường, có thể coi các Cơng ty bảo hiểm là những người bảo hiểm gốc, sau khi nhận trách nhiệm bảo hiểm cho các chủ tàu thì tiến hành nhượng tái bảo hiểm cho Hội P&I. Tư cách của các công ty bảo hiểm Việt

32

Nam khi nhượng tái bảo hiểm cho các Hội là những nhà kinh doanh bảo hiểm, không phải với tư cách là Hội viên của các Hội P&I quốc tế. Hầu hết các chủ tàu Việt Nam đều tham gia bảo hiểm P&I với chỉ nhóm rủi ro P&I. Riêng với rủi ro trách nhiệm đâm va giữa tàu với tàu, các chủ tàu sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường cả 4/4 trách nhiệm đâm va và Hội chỉ bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá số tiền bảo hiểm thân tàu. Các Công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần trách nhiệm giữ lại và phần còn lại sẽ tái bảo hiểm tại một số Hội P&I như Hội Miền tây nước Anh (WOE), Hội LSSO, Gard và Steamship theo quy tắc của các Hội này.

3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm (Nguồn: GS. TS. Hồng Văn Châu, Giáo

trình bảo hiểm trong kinh doanh)

3.1 Trách nhiệm đối với bên thứ ba

a. Chủ tàu phải chịu trách nhiệm do tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra làm:

- Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè, cống, bè mán, giàn đáy, cơng trình trên bờ hoặc dưới nước cố định hoặc di động

- Làm bị thương hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của người thứ ba khác (không phải thuyền viên trên tàu được bảo hiểm)

- Mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyển chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm (loại trừ hư hỏng, mất mát do những hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự nhiên)

b. Những chi phí thực tế phát sinh từ tai nạn của tàu, thuyền được bảo hiểm mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo luật pháp cũng như quyết định của tịa án gồm:

- Chi phí tẩy rửa ơ nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra;

33

- Chi phí thắp sang, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền được bảo hiểm bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Trường hợp trục vớt, di chuyển xác tàu, thuyền, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi chủ tàu tuyên bố từ bỏ tàu, thuyền.

- Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất, trợ giúp cứu nạn;

- Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm dân sự.

c. Những khoản chi phí mà chủ tàu, thuyền phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật pháp đối với:

- Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thủy thủ, thuyền viên trên tàu thuyền được bảo hiểm;

- Lương và các khoản phụ cấp lương thực hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm bị tổn thất toàn tộ theo Bộ luật lao động.

d. Trách nhiệm đâm va: Bao gồm các chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu, thuyền được bảo hiểm với tàu, thuyền khác mà chủ tàu có trách nhiệm theo luật pháp phải bồi thường cho người khác về:

- Thiệt hại, hư hỏng trên tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;

- Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu thuyền ấy;

- Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;

- Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu, thuyền khác hay tài sản trên tàu, thuyền ấy;

- Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu, thuyền ấy; - Thuyền viên trên tàu, thuyền ấy bị chết hoặc bị thương;

34

- Tẩy rửa ô nhiễm do tàu, thuyền ấy gây ra.

3.2. Trách nhiệm đối với các phương tiện do tàu lai kéo theo.

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất gây ra cho những phương tiện được lai dắt, trừ những hàng hóa được chuyên chở trên những phương tiện đó.

3.3. Trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu và/hoặc trên các phương tiện lai dắt theo tiện lai dắt theo

Người bảo hiểm sẽ bồi thường cho những trách nhiệm mà chủ tàu phải bồi thường cho hàng hóa khi mất mát, hư hỏng (trừ trường hợp do ăn cắp hay hao hụt tự nhiên) do sự cố tai nạn gây ra cho hàng hóa chở trên tàu được bảo hiểm và/hoặc trên các phương tiện do tàu được bảo hiểm lai, dắt, là hậu quả trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau:

a. Đâm va vào đá, vật thể ngầm cố định hoặc nổi, trôi (trờ bom, mìn, thủy lơi), cầu phà, đà, cơng trình đê đập kè, cầu cảng;

b. Cháy nổ ngay trên tàu hay nơi khác gây tổn thất cho tàu được bảo hiểm;

c. Vứt bỏ tài sản khỏi tàu để cứu tàu và/hoặc cứu người trong trường hợp nguy hiểm

d. Mất tích;

e. Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mưa đá hay sét đánh; f. Bão tố, sóng thần, gió lốc;

g. Tai nạn xảy ra trong lúc xếp, dỡ, di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, hoặc trong khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.

Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của người bảo hiểm về trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba và/hoặc trách nhiệm đối với hàng hóa trở trên tàu được bảo hiểm cho mỗi vụ khiếu nại, không vượt quá số tiền bảo hiểm cho từng phần trách nhiệm tương ứng mà chủ tàu tham gia bảo hiểm, được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

35

Ngoài ra, chủ tàu và cơng ty bảo hiểm có thể thỏa thuận với nhau để công ty bảo hiểm bảo hiểm thêm những trách nhiệm khác mà khơng có trong các trách nhiệm được nêu trên.

4. Hợp đồng bảo hiểm

4.1. Ký kết hợp đồng

Các chủ tàu khi muốn tham gia bảo hiểm P&I, đầu tiên phải gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm. Đối với những tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau:

- Chứng thư quốc tịch hoặc đăng ký tàu.

- Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển và giấy chứng nhận cấp hạng tàu của cơ quan đăng kiểm cấp.

- Giấy phép kinh doanh.

- Chứng nhận ISPS1, ISM Code2.

- Biên bản kiểm tra tàu khi giao nhận tàu hoặc biên bản kiểm tra từng phần của Đăng kiểm

- Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệm mà chủ tàu đó ký kết với thuyền viên hoặc với người thứ ba.

- Các giấy tờ khác liên quan đến tàu được bảo hiểm theo yêu cầu của người bảo hiểm.

Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nói trên, người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm P&I cho tàu. Ngày ký kết hợp đồng là ngày được

1

ISPS: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển

36

ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đó. Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thường là 1năm (từ 12h trưa ngày 20/2 năm nay đến 20/2 năm sau).

Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết mà tàu có sự thay đổi, các chủ tàu phải thơng báo ngay cho Công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung về những thay đổi đó và có thể thu thêm phí bảo hiểm nếu thấy sự thay đổi đó làm tăng thêm rủi ro và trách nhiệm của mình.

Hiệu lực bảo hiểm tự động chấm dứt khi:

- Thay đổi cơ quan Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; qui định rằng nếu tàu đang ở ngoài biển việc kết thúc bảo hiểm sẽ được dời lại cho đến khi tàu về tới cảng kế tiếp với điều kiện là việc xuất bến và hành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý và đã thông báo cho người bảo hiểm trước.

- Có sự thay đổi về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quyền quản lý mới hay cho thuê tàu trần

- Tàu bị Nhà nước trưng thu hay trưng dụng.

4.2 Trách nhiệm các bên trong bảo hiểm P&I

4.2.1. Trách nhiệm của người được bảo hiểm

- Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ bảo quản tốt tàu, thuyền được bảo hiểm, thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa đúng hạn định.

- Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thơng báo tổn thất khi xảy ra tai nạn

- Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện, tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, giúp giám định viên làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.

- Trong trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra tổn thất cho người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm và cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng từ, thơng tin cần thiết và các tình tiết

37

liên quan đến việc khiếu nại của họ đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của người bảo hiểm hoặc đại diện do người bảo hiểm chỉ định.

4.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm

- Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

- Trách nhiệm của người bảo hiểm về không gian và thời gian được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

- Người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc tồn bộ số tiền đáng lẽ được bồi thường nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ những điều quy định trên.

- Người bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường toàn bộ hoặc một phần số tiền mà người được bảo hiểm tự ý giải quyết với người thứ ba khi chưa có thoả thuận bằng văn bản của người bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển việt nam (Trang 37)