Cây lúa và vỏ trấu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tận dụng một số chế phẩm nông nghiệp để xử lý nước cấp cho phục vụ sinh hoạt (Trang 28 - 30)

Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong q trình đốt và khoảng 25% cịn lại chuyển thành tro (Theo Energy Efficiency Guide for Industry in Asia). Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemi - cellulose (90%), ngồi ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25-30% và cellulose chiếm khoảng 35-40%.

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của vỏ trấu

Thành phần SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O Na2O SO3 MKN Hàm lượng, % 90,21 0,68 0,74 1,41 0,59 2,38 0,25 0,62 3,12

Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các lồi sinh vật khơng thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt. Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxyt, đây là thành phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

1.5.2. Hiện trạng vỏ trấu tại Việt Nam

Vỏ trấu có rất nhiều tại Đồng bằng sơng Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, 2 vùng trồng lúa lớn nhất cả nước. Chúng thường không được sử dụng hết nên phải đem đốt hoặc đổ xuống sông suối để tiêu hủy. Theo khảo sát, lượng vỏ trấu thải ra tại Đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 3 triệu tấn/năm, nhưng chỉ khoảng 10% trong số đó được sử dụng. Về sau, trấu cịn được dùng để làm củi trấu (trấu ép lại thành dạng thanh), nhưng cũng chỉ sử dụng được khoảng 12.000 tấn vỏ trấu/năm.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, các nhà máy xay xát đổ trấu xuống sông, rạch. Trấu trơi lềnh bềnh đi khắp nơi, chìm xuống đáy gây ơ nhiễm nguồn nước. Tại đây, trấu chỉ có cơng dụng duy nhất là làm chất đốt. Nhưng để sử dụng loại chất đốt cồng kềnh này, một số hộ gia đình phải vận chuyển nhiều lần và phải có nhà rộng để chứa.

Năm 2009, ở một số huyện vùng sâu thuộc TP Cần Thơ và tỉnh An Giang bức xúc trước tình trạng một lượng lớn vỏ trấu trôi khắp mặt sông, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Dọc một số bờ sơng ở quận Ơ Môn, huyện Thới Lai, huyện Cờ Đỏ của TP Cần Thơ như sông Thị Đội, sông Ngang... sẽ thấy rất nhiều vỏ trấu trôi trên mặt sông. Bờ sông ngập một màu vàng của vỏ trấu. Nước sông ở những đoạn này vốn đã ô nhiễm, giờ quyện với mùi vỏ trấu phân hủy tạo nên một mùi rất khó chịu. Con sông này bị ô nhiễm nặng nề nên không thể dùng nước để sinh hoat được. Chính vì bị một lượng vỏ trấu thải ra sông như thế mà người dân ở đây khơng có nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến giao thông qua lại của ghe tàu cũng như việc ni cá ở đây bị cản trở vì dịng nước bị ơ nhiễm quá nặng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tận dụng một số chế phẩm nông nghiệp để xử lý nước cấp cho phục vụ sinh hoạt (Trang 28 - 30)