Sản xuất thử nghiệm nhiên liệu đốt từ chất thải plastic và vỏ trấu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tận dụng một số chế phẩm nông nghiệp để xử lý nước cấp cho phục vụ sinh hoạt (Trang 35 - 37)

Khi đưa vào thử nghiệm sản phẩm nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu, trong lần đầu tiên, khoảng 20 kg nhiên liệu rắn được đưa vào lò đốt, lửa trong lò đã bùng lên rất mạnh và duy trì nhiệt độ yêu cầu trong khoảng 15 - 20 phút. So sánh về mặt kinh tế, tiết kiệm được 40% so với củi trấu. Nhiên liệu mới này đã được Trung tâm Kỹ thuật Đo lường 3 kiểm định và xác định nhiệt trị là 25,25 MJ/kg (6.040 kcal/kg), cao gấp 1,5 lần so với củi trấu.

Ngoài ra, nhiên liệu hứa hẹn sẽ thay thế cho than đá dùng trong cơng nghiệp vì giá trị kinh tế cạnh tranh và cả ích lợi về mơi trường vì khơng sinh ra khí độc hại (SO2). Nhiên liệu rắn từ vỏ trấu và nhựa phế thải có thể làm theo nhiều hình dạng hoặc kích thước khác nhau. Nó sạch hơn rất nhiều so với than đá vì khơng thải ra khí SO2 (nguyên nhân gây ra mưa acid và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của con người), có thể tiết kiệm lượng lớn nhiên liệu củi hằng năm và không làm hư hại máy móc.

1.5.3.6. Dùng trấu làm thiết bị khí hố trấu

Theo tính tốn, một nhà máy xay xát có hóa đơn tiền điện khoảng 50 triệu đồng/tháng cần một máy phát điện khoảng 200 kW, với tỷ suất đầu tư khoảng 750 USD/kW (bao gồm cả trạm khí hóa và máy phát điện loại tốt) thì thời gian hịa vốn chưa đến 3 năm. Bên cạnh đó cịn có các lợi ích như tận dụng nhiệt từ lị đốt để sấy lúa, chủ động nguồn điện để sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh nhờ giảm chi phí điện xay xát, sử dụng gas để đun nấu hoặc bán cho các hộ gia đình khác. Với các ngành sản xuất khác như gốm sứ, thủy tinh... lị khí hóa khơng chỉ sử dụng trấu làm

nghiệp như rơm rạ, bã mía, vỏ cà phê, mùn cưa, dăm bào, cành cây... thậm chí những loại phế phẩm này còn cho năng lượng lớn hơn cả trấu.

1.5.3.7. Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng

Với khả năng đốt cháy mạnh và rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng khơng khí bằng trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính tốn mỗi kg trấu có thể tạo được 0,125 kW giờ điện và 4 kW giờ nhiệt tùy theo công nghệ. Ứng dụng này được áp dụng chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa.

1.5.3.8. Sử dụng tro trấu sản xuất silic oxyt

Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% là silic oxyt. Silic oxyt là chất được sử dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh….Vấn đề tận dụng silic oxyt trong vỏ trấu hiện đang được rất quan tâm, mục đích là thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Hiện nay đã có cơng trình nghiên cứu về trích ly silic oxyt bằng NaOH thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.5.3.9. Các ứng dụng khác của vỏ trấu

Một số ứng dụng khác của vỏ trấu: không dừng ở các ứng dụng trên, vỏ trấu cịn có thể dùng làm thiết bị lọc nước, thiết bị cách nhiệt, làm chất độn, giá thể trong công sản xuất meo giống để trồng nấm, dùng đánh bóng các vật thể bằng kim loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón ..

Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người Việt Nam. Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí. Thực tế hiện nay một số tỉnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long lượng trấu vẫn còn rất dồi dào nên cần lưu ý tăng cường việc nghiên cứu ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả năng sử dụng trấu vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho mơi trường.

1.6. Tổng quan về xơ dừa

1.6.1. Nguồn gốc của xơ dừa

Dừa (danh pháp khoa học: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lơng chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90 cm, lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân, các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên than.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tận dụng một số chế phẩm nông nghiệp để xử lý nước cấp cho phục vụ sinh hoạt (Trang 35 - 37)